Quyền của bị đơn khi nguyên đơn rút đơn khởi kiện - hậu quả pháp lý

Việc rút đơn khởi kiện có thể ở các giai đoạn tố tụng khác nhau nên việc đồng ý của bị đơn đối với việc rút đơn khởi kiện này có thể kéo theo những hậu quả pháp lý khác nhau.

Phụ thuộc vào việc bị đơn có đồng ý hay không đồng ý đối với việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn sẽ dẫn đến hậu quả pháp lýc nhau.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luậta tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thứ nhất, bị đơn đồng ý với việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn.

Nhìn chung, trường hợp này, Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án. Tuy nhiên, do việc rút đơn khởi kiện có thể ở các giai đoạn tố tụng khác nhau nên việc đồng ý của bị đơn đối với việc rút đơn khởi kiện này có thể kéo theo những hậu quả pháp lý khác nhau.

Điểm b khoản 1 Điều 299 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật”.

Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm” của Bộ đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015cũng hướng dẫn hậu quả pháp lý trong trường hợp bị đơn đồng ý với việc nguyên đơn rút đơn khởi kiện trong thời gian kháng cáo kháng nghị phúc thẩm “thì không phân biệt trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị có đương sự nào kháng cáo hoặc Viện kiểm sát kháng nghị hay không, Tòa án cấp sơ thẩm đều phải gửi hồ sơ vụ án và kháng cáo, kháng nghị, văn bản rút đơn khởi kiện cho Tòa án cấp phúc thẩm để Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ vào Điều 269 của Bộ luật Tố tụng dân sự mở phiên Tòa giải quyết vụ án theo thủ tục chung” (điểm b khoản 2 Điều 18).

Như vậy, trong giai đoạn phúc thẩm, bị đơn đồng ý với việc rút đơn hởi kiện của nguyên đơn thì Tòa án sẽ ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, đình chỉ giải quyết vụ án và giải quyết những hậu quả pháp lý khác phát sinh như vấn đề về án phí.

Bị đơn đồng ý với việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn trong giai đoạn xét xử sơ thẩm sau giám đốc thẩm, tái thẩm thì Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án[5]. Do sơ thẩm là giai đoạn xét xử đầu tiên nên Tòa án có thể trực tiếp ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Mặc dù khoản 4 Điều 217 không quy định một cách minh thị, nhưng theo tác giả những vấn đề pháp lý phát sinh như án phí… sẽ được giải quyết như trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện trong giai đoạn xét xử sơ thẩm lần đầu tiên (bên cạnh giải quyết hậu quả của việc thi hành án, các vấn đề khác có liên quan (nếu có).

Thứ hai, bị đơn không đồng ý với việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn.

Hướng giải quyết chung của Tòa án trong trường hợp này là sẽ không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn.

Theo quy định tại Điều 299 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, trong giai đoạn xét xử phúc thẩm nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện mà bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Nghĩa là, trường hợp này Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án tại giai đoạn xét xử phúc thẩm theo quy định, các đương sự có kháng cáo thì Tòa án tiếp tục giải quyết kháng cáo của các đương sự, Viện kiểm sát có kháng nghị thì Tòa án tiếp tục giải quyết kháng nghị của Viện kiểm sát.

Nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà không có kháng cáo, kháng nghị thì Nghị quyết 06 cũng hướng dẫn hậu quả pháp lý trong trường hợp bị đơn không đồng ý với việc rút đơn khởi kiện này. Theo đó, việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn đương nhiên không được chấp nhận. Trường hợp này, bản án sơ thẩm được coi là không bị kháng cáo, kháng nghị và có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Như vậy, hướng dẫn tại Nghị quyết 06 đã giải quyết được vướng mắc của Tòa án trong trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm mà không có kháng cáo, kháng nghị (vì cả Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đều không đề cập đến). Do đó, tác giả cho rằng văn bản hướng dẫn Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cần thiết kế thừa quy định này của Nghị quyết 06.

Đối với việc nguyên đơn rút đơn khởi kiện trong giai đoạn sơ thẩm sau khi có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 không quy định trực tiếp; khoản 4 Điều 217 quy định: “Trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì việc đình chỉ giải quyết vụ án phải có sự đồng ý của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”. Thông qua quy định này có thể hiểu: Nếu bị đơn không đồng ý thì Tòa án không đình chỉ giải quyết vụ án, nghĩa là việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn không được chấp nhận, vụ án vẫn được tiếp tục giải quyết theo thủ tục thông thường.

Vấn đề đặt ra, bị đơn có được quyền thay đổi ý kiến đối với việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn không? Chẳng hạn, trước khi mở phiên tòa (sơ thẩm, phúc thẩm), bị đơn không đồng ý với việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn, do đó, Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung. Nhưng sau đó, tại phiên tòa, bị đơn đưa ra ý kiến đồng ý với việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Theo tác giả, văn bản hướng dẫn nên quy định theo hướng: Tại phiên tòa, bị đơn thay đổi ý kiến đồng ý với việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn (trước phiên tòa, bị đơn không đồng ý với việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn) thì trường hợp này, Hội đồng xét xử phải hỏi nguyên đơn còn muốn tiếp tục rút đơn khởi kiện hay không. Nếu nguyên đơn vẫn muốn rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử giải quyết như đối với trường hợp bị đơn đồng ý với việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn mà pháp luật tố tụng dân sự đã quy định. Trường hợp, trước khi mở phiên tòa, bị đơn đã có văn bản đồng ý với việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn, nhưng sau đó, bị đơn muốn thay đổi ý kiến theo hướng không đồng ý với việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn thì không chấp nhận việc thay đổi ý kiến này.

Lý do tác giả đưa ra các hướng xử lý khác nhau khi bị đơn thay đổi ý kiến về việc nguyên đơn rút đơn khởi kiện như đã trình bày ở trên là vì:

Một là, xuất phát từ hậu quả pháp lý của các trường hợp bị đơn đồng ý hay không đồng ý với việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Trường hợp bị đơn đồng ý với việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án, nếu bị đơn không đồng ý với việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn thì Tòa án vẫn tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục thông thường. Như vậy, nếu ngay từ đầu bị đơn đồng ý với việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn thì Tòa án phải thực hiện các thủ tục để đình chỉ giải quyết vụ án. Trong khi đó, nếu ban đầu bị đơn không đồng ý cho nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì trên thực tế việc giải quyết vụ án không có gì thay đổi, không ảnh hưởng nhiều đến các đương sự khác cũng như cơ quan tiến hành tố tụng.

Hai là, khuyến khích bị đơn đồng ý với việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Quan hệ dân sự là quan hệ mang tính chất tư, người ta thường nói “việc dân sự cốt ở đôi bên”. Giải quyết vụ án dân sự chính là giải quyết tranh chấp giữa các bên đương sự (mà chủ yếu là nguyên đơn và bị đơn) tại cơ quan tài phán Tòa án. Do đó, pháp luật tố tụng dân sự luôn đề cao sự thỏa thuận, tự nguyện của các bên. Điều này không những giúp cho bản án, quyết định của Tòa án “thấu tình, đạt lý”, hạn chế vụ án bị xét xử lại nhiều lần mà còn giúp cho việc thi hành án trên thực tế đạt hiệu quả. Chính vì vậy, nếu như nguyên đơn rút đơn khởi kiện và bị đơn cũng đồng ý với việc rút đơn này thì pháp luật nên tạo điều kiện.

Luật gia Nguyễn Thị Hoài Thương - Phòng tư vấn doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn 1900 6198, tổng hợp.

Khuyến nghị:
  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: info@luatviet.net.vn, info@everest.net.vn.