Nhận diện về Pháp nhân

Pháp nhân là tổ chức được thành lập đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Pháp nhân bao gồm: Pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại.


1- Khái niệm Pháp nhân.

Ngoài cá nhân tham gia vào các quan hệ dân sự còn có các cơ quan, tổ chức và các chủ thể khác. Để các tổ chức tham gia vào các quan hệ dân sự với tư cách là một chủ thể riêng biệt trong các quan hệ xã hội nói chung, các quan hệ pháp luật nói riêng, các tổ chức này phải có các điều kiện do pháp luật quy định.

Hiện nay, Bộ luật Dân sự năm 2015 chưa có quy định cụ thể về khái niệm pháp nhân. Tuy nhiên, ta có thể hiểu pháp nhân là tổ chức được thành lập đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

2- Điều kiện để một tổ chức được công nhận là pháp nhân.

Các điều kiện của pháp nhân là các dấu hiệu để công nhận một tổ chức có tư cách là chủ thể của quan hệ dân sự. Các điều kiện của pháp nhân được xác định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015.

(i) Được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, luật khác có liên quan:

Một tổ chức được coi là hợp pháp nếu có mục đích, nhiệm vụ hợp pháp và được thành lập hợp pháp theo trình tự và thủ tục do luật định. Tổ chức hợp pháp được Nhà nước công nhận dưới các dạng: cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận. Bởi vậy, chỉ những tổ chức hợp pháp được Nhà nước công nhận sự tồn tại mới có thể trở thành chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp

Qua các văn bản pháp luật đã ban hành và tính chất chủ thể trong các quan hệ dân sự, kinh tế có thể đưa ra khái niệm pháp nhân như sau:

Pháp nhân là một tổ chức thống nhất, độc lập, hợp pháp có tài sản riêng và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

(ii) Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
Trước tiên, tổ chức là một tập thể người được sắp xếp dưới một hình thái nào đó (doanh nghiệp, công ty, bệnh viện, trường học, hợp tác xã...) phù hợp với chức năng và lĩnh vực hoạt động, bảo đảm tính hiệu quả trong hoạt động của loại hình tổ chức đó. Cơ cấu tổ chức chặt chẽ nhằm biến một tập thể người thành một thể thống nhất (một chủ thể) có khả năng thực hiện có hiệu quả nhất nhiệm vụ của tổ chức đó đặt ra khi thành lập.
Pháp nhân phải là một tổ chức độc lập. Một tổ chức độc lập hoàn toàn theo nghĩa rộng không tồn tại trên thực tế mà bất kỳ một tổ chức nào cũng bị chi phối theo dạng này hay dạng khác của cá nhân trong tổ chức đó, của các tổ chức khác và của Nhà nước. Sự độc lập của tổ chức được coi là pháp nhân chỉ giới hạn trong quan hệ dân sự, kinh tế, lao động với các chủ thể khác. Trong các lĩnh vực này, tổ chức không bị chi phối bởi các chủ thể khác khi quyết định các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ của tổ chức đó trong phạm vi điều lệ, quyết định thành lập và các quy định của pháp luật đối với tổ chức đó. Pháp nhân có ý chí riêng và hành động theo ý chí của mình, chỉ với sự độc lập mà pháp luật thừa nhận thì một tổ chức mới có thể trở thành một chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật. Sự tồn tại độc lập của tổ chức còn thể hiện ở chỗ nó không phụ thuộc vào sự thay đổi các thành viên của pháp nhân (kể cả cơ quan pháp nhân).
(iii) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình
Để một tổ chức tham gia vào các quan hệ tài sản với tư cách là chủ thể độc lập thì tổ chức đó phải có tài sản riêng của mình - tài sản độc lập. Tài sản riêng của pháp nhân không chỉ là tài sản thuộc sở hữu của pháp nhân (như đối với các công ti, các hợp tác xã dù nguồn vốn hình thành có thể khác nhau...) mà có thể được Nhà nước giao cho tổ chức được quyền quản lý của pháp nhân đó. Tài sản của pháp nhân độc lập với tài sản của cá nhân - thành viên của pháp nhân, độc lập với cơ quan cấp trên của pháp nhân và các tổ chức khác. Tài sản độc lập của pháp nhân là tài sản thuộc quyền của pháp nhân đó, do pháp nhân chiếm hữu, sử dụng, định đoạt trong phạm vi nhiệm vụ và phù hợp với mục đích của pháp nhân. Tài sản của pháp nhân thể hiện dưới dạng vốn, các tư liệu sản xuất và các loại tài sản khác phù hợp với từng loại pháp nhân. Tài sản của pháp nhân được hình thành trên những cơ sở khác nhau dưới dạng thành lập và các quy định của pháp luật đối với tổ chức đó. Pháp nhân có ý chí riêng và hành động theo ý chí của mình, chỉ với sự độc lập mà pháp luật thừa nhận thì một tổ chức mới có thể trở thành một chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật. Sự tồn tại độc lập của tổ chức còn thể hiện ở chỗ nó không phụ thuộc vào sự thay đổi các thành viên của pháp nhân (kể cả cơ quan pháp nhân). Có rất nhiều tổ chức thống nhất nhưng không độc lập như các phòng, ban, khoa... trong các trường học, các tổ chức là một bộ phận của pháp nhân. Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
Điều kiện để một tổ chức được công nhận là pháp nhân.
Điều kiện để một tổ chức được công nhận là pháp nhân

(iv) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình
Để một tổ chức tham gia vào các quan hệ tài sản với tư cách là chủ thể độc lập thì tổ chức đó phải có tài sản riêng của mình - tài sản độc lập. Tài sản riêng của pháp nhân không chỉ là tài sản thuộc sở hữu của pháp nhân (như đối với các công ty, các hợp tác xã dù nguồn vốn hình thành có thể khác nhau...) mà có thể được Nhà nước giao cho tổ chức được quyền quản lý của pháp nhân đó. Tài sản của pháp nhân độc lập với tài sản của cá nhân - thành viên của pháp nhân, độc lập với cơ quan cấp trên của pháp nhân và các tổ chức khác. Tài sản độc lập của pháp nhân là tài sản thuộc quyền của pháp nhân đó, do pháp nhân chiếm hữu, sử dụng, định đoạt trong phạm vi nhiệm vụ và phù hợp với mục đích của pháp nhân. Tài sản của pháp nhân thể hiện dưới dạng vốn, các tư liệu sản xuất và các loại tài sản khác phù hợp với từng loại pháp nhân. Tài sản của pháp nhân được hình thành trên những cơ sở khác nhau dưới dạng được Nhà nước giao để thực hiện chức năng (các pháp nhân là lực lượng vũ trang) được giao theo pháp luật về doanh nghiệp nhà nước; được chuyển giao quyền sở hữu cho các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội; từ nguồn vốn đóng góp của các thành viên; từ hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp... Tài sản của pháp nhân có thể thuộc sở hữu nhà nước hoặc thuộc hình thức sở hữu hỗn hợp hoặc các hình thức sở hữu khác nhưng các pháp nhân thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt như một chủ sở hữu trong khuôn khổ điều lệ hoặc quyết định thành lập pháp nhân ghi nhận.
Trên cơ sở có tài sản riêng, pháp nhân phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình. Pháp nhân tham gia vào các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân như một chủ thể độc lập và phải chịu trách nhiệm về những hành vi được coi là “hành vi của pháp nhân”. Cơ quan cấp trên không chịu trách nhiệm thay hoặc trách nhiệm bổ sung cho pháp nhân. Pháp nhân không chịu trách nhiệm thay cho cơ quan quản lý cấp trên của pháp nhân hoặc cho thành viên của pháp nhân. Các thành viên của pháp nhân không phải dùng tài sản riêng của mình để thực hiện các nghĩa vụ của pháp nhân.
Trách nhiệm của pháp nhân thuộc dạng trách nhiệm “hữu hạn” trong phạm vi tài sản riêng của pháp nhân. Độc lập về tài sản và chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của pháp nhân là tiền đề vật chất để một tổ chức tham gia vào quan hệ dân sự như là một chủ thể độc lập.
(v) Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập, có thể là nguyên đơn, bị đơn trước toà án
Với tư cách là một chủ thể độc lập, pháp nhân tham gia vào được Nhà nước giao để thực hiện chức năng (các pháp nhân là lực lượng vũ trang) được giao theo pháp luật về doanh nghiệp nhà nước; được chuyển giao quyền sở hữu cho các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội; từ nguồn vốn đóng góp của các thành viên; từ hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp... Tài sản của pháp nhân có thể thuộc sở hữu nhà nước hoặc thuộc hình thức sở hữu hỗn hợp hoặc các hình thức sở hữu khác nhưng các pháp nhân thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt như một chủ sở hữu trong khuôn khổ điều lệ hoặc quyết định thành lập pháp nhân ghi nhận.
Trên cơ sở có tài sản riêng, pháp nhân phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình. Pháp nhân tham gia vào các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân như một chủ thể độc lập và phải chịu trách nhiệm về những hành vi được coi là “hành vi của pháp nhân”. Cơ quan cấp trên không chịu trách nhiệm thay hoặc trách nhiệm bổ sung cho pháp nhân. Pháp nhân không chịu trách nhiệm thay cho cơ quan quản lí cấp trên của pháp nhân hoặc cho thành viên của pháp nhân. Các thành viên của pháp nhân không phải dùng tài sản riêng của mình để thực hiện các nghĩa vụ của pháp nhân.
Trách nhiệm của pháp nhân thuộc dạng trách nhiệm “hữu hạn” trong phạm vi tài sản riêng của pháp nhân. Độc lập về tài sản và chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của pháp nhân là tiền đề vật chất để một tổ chức tham gia vào quan hệ dân sự như là một chủ thể độc lập.
(vi) Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập, có thể là nguyên đơn, bị đơn trước toà án
Với tư cách là một chủ thể độc lập, pháp nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật với tư cách riêng, có khả năng hưởng quyền và gánh chịu các nghĩa vụ dân sự do pháp luật quy định phù hợp với điều lệ của pháp nhân. Pháp nhân không “núp” dưới danh nghĩa của tổ chức khác, cũng không được phép cho người khác “núp” dưới danh nghĩa của mình để hoạt động. Khi pháp nhân không thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc có gây thiệt hại cho cá nhân hoặc pháp nhân khác thì pháp nhân có thể là bị đơn trước toà án. Ngược lại, cá nhân hoặc pháp nhân khác không thực hiện nghĩa vụ, hoặc gây thiệt hại cho pháp nhân thì pháp nhân có quyền khởi kiện trước tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình.

3- Phân loại pháp nhân.

Pháp nhân bao gồm: Pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại.

a) Pháp nhân thương mại

Căn cứ Điều 75 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về pháp nhân thương mại:

- Khái niệm: Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên

- Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

- Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

b) Pháp nhân phi thương mại

Căn cứ Điều 76 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về pháp nhân phi thương mại:

- Khái niệm: Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.

- Pháp nhân phi thương mại bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.

- Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Xem thêm:Dịch vụ pháp lý thành lập doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

Phân loại pháp nhân
Phân loại pháp nhân

4-Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Nhận diện về Pháp nhân được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viếtNhận diện về Pháp nhâncó sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.