Mở cửa hàng bán gạo có địa điểm cố định thì có phải đăng ký kinh doanh không?

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn trường hợp mở cửa hàng bán gạo có địa điểm cố định có phải đăng ký kinh doanh không.

Hỏi: Em đang đi làm côg nhân,có dành được ít vốn giờ em muốn mở cửa hàng nhỏ để bán gạo có cần phải đăng ký kinh doanh không? (Ngọc Dung - Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Khương Thị Thu Hà - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Căn cứ Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP:

"Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, một số từ ngữ được hiểu nhưsau:

1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là“thương nhân”theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:

a) Buôn bán rong(buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định(mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống(hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyếnlàhoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

2. Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định."

Điều 66 Nghị định 78/2015.Hộ kinhdoanh

"1.Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lựchành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ đượcđăng kýkinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dướimười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạtđộng kinh doanh.

2.Hộ gia đình sản xuất nông, lâm,ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinhdoanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừtrường hợpkinh doanh các ngành, nghề có điềukiện,Ủy bannhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương."

Căn cứ Phụ lục 4Luật đầu tư năm 2014 quy định có 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện:

"

STT

Ngành, nghề

...

55

Xuất khẩu gạo

..."

Như vậy, theo quy định trên thì nếu bạn thực hiện hoạt động động buôn chuyến tức là mua gạo từ nơi khác để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ và có thu nhập thấp theo quy định của UBND cấp tỉnh áp dụng trên địa phương đó thì bạn sẽ không phải đăng ký kinh doanh. Còn bạn thực hiện hoạt động buôn bán gạo không thuộc trường hợp buôn chuyếncó cửa hàng có định thì bạn thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể theo quy định.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.