Chế độ đi lại của tàu thuyền trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền

Tính từ đất liền, càng đi ra xa thì chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển lại càng giảm. Ngược lại, quyền tự do di chuyển, đi lại của tàu thuyền nước ngoài lại càng được mở rộng.

Tính từ đất liền, càng đi ra xa thì chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển lại càng giảm. Ngược lại, quyền tự do di chuyển, đi lại của tàu thuyền nước ngoài lại càng được mở rộng. Trong vùng nội thủy, tàu thuyền muốn qua lại phải xin phép. Trong lãnh hải, tàu thuyền có quyền đi qua không gây hại. Đến vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế thì tàu thuyền được quyền tự do di chuyển.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của quốc gia ven biển.

Quyền chủ quyền là các quyền của quốc gia ven biển được hưởng trên cơ sở chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, cũng như đối với những hoạt động nhằm thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia đó vì mục đích kinh tế, bao gồm cả việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu, gió...

Vùng biển thuộc quyền chủ quyền của quốc gia ven biển bao gồm: Vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế , thềm lục địa.

Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền lãnh hải, có chiều rọng không vượt quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển nằm phía ngoài lãnh thổ và tiếp liền lãnh hải, có chiều rộng không vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

Thềm lục địa: Theo công ước Luật biển 1982 thì thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của một quốc gia ven biển, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia ven biển đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa hoặc cách đến đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia ở khoảng cách gần hơn.

Chế độ qua lại của tàu thuyền nước ngoài trong vùng tiếp giáp lãnh hải.

Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải. Theo quy định của Công ước 1982 thì “vùng tiếp giáp không thể mở rộng quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải”.Do vùng tiếp giáp lãnh hải là một bộ phần đặc thù của vùng đặc quyền kinh tế, cho nên vùng tiếp giáp lãnh hải có quy chế pháp lý kép. Theo đó, điều này được thể hiện ở chỗ các quốc gia ven biển có quyền kiểm tra kiểm soát tàu thuyền ra vào nội thủy, lãnh hải và quyền tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt dây cáp và ống ngầm tại vùng tiếp giáp của các quốc gia khác và tàu thuyền nước ngoài.
Trong vùng tiếp giáp lãnh hải, tàu thuyền nước ngoài được quyền tự do hàng hải. Trong trường hợp tàu thuyền nước ngoài chỉ đi qua vùng tiếp giáp lãnh hải mà không đi vào lãnh hải, nội thủy hoặc không từ nội thủy, lãnh hải đi ra thì không phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của quốc gia ven biển. Tuy nhiên, đây không phải là quyền tự do hàng hải tuyệt đối, theo Điều 33 Công ước Luật Biển 1982, quốc gia ven biển có quyền “ngăn ngừa những phạm vi đối với các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình”. Việc kiểm tra này không chỉ đối với các tàu thuyền vào các vùng biển quốc gia theo chế độ xin phép, mà áp dụng cả với tàu thuyền thực hiện quyền đi qua không gây hại.
Chế độ qua lại của tàu thuyền nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế.
Theo khoản 1 Điều 58 Công ươc Luật Biển 1982 thì “trong vùng đặc quyền về kinh tế, tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển, trong những điều kiện trong những quy định thích hợp của Công ước trù định, được hưởng các quyền tự do hàng hải…”.Như vậy, trong vùng đặc quyền kinh tế, các tàu thuyền nước ngoài, kể cả tàu dân sự, tàu quân sự đều được quyền hưởng tự do hàng hải. Tuy nhiên, công ước cũng quy định “trong vùng đặc quyền về kinh tế, khi thực hiện các quyền và làm các nghĩa vụ của mình theo Công ước, các quốc gia phải tính đến các quyền và các nghĩa vụ của quốc gia ven biển và tôn trọng các luật và quy định mà quốc gia ven biển đã ban hành theo đúng các quy định của Công ước và trong chừng mực mà các luật và quy định đó không mâu thuẫn với phần này và với các quy tắc khác của pháp luật quốc tế”. Như vậy, tàu thuyền nước ngoài khi qua lại tại vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, được hưởng quyền tự do hàng hải, tuy nhiên, các tàu thuyền nước ngoài này không được xâm phạm lợi ích của quốc gia ven biển và tôn trọng các quy định pháp luật của quốc gia ven biển.

Luật gia Hồ Nguyên Hồng - Phòng Thương mại - Dân sự của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn 1900 6198,tổng hợp.


Khuyến nghị:

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail:info@luatviet.net.vn, info@everest.net.vn