Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số, một số điểm cần lưu ý

Luật Doanh nghiệp năm 2014 đưa ra một số quy định mới góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông thiểu số như quyền tham gia cuộc họp, yêu cầu hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, quyền khởi kiện...

Cổ đông thiểu số được hiểu là những cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít cổ phần hơn so với các cổ đông, nhóm cổ đông khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Câu chuyện “pha loãng” hay thâu tóm quyền lực doanh nghiệp cho dù thù địch hay thân thiện vẫn xảy ra thường xuyên trên thương trường. Nếu thâu tóm thân thiện dựa trên sự hợp tác sáp nhập đồng thuận cùng có lợi giữa các bên, thì thâu tóm thù địch muôn hình vạn trạng hơn khi đối tác dùng tiềm lực tài chính pha loãng quyền sở hữu vốn của cổ đông hiện hữu trong doanh nghiệp hoặc tạo kết nối “khống chế” các chức danh chủ chốt, âm thầm thôn tính doanh nghiệp.

Thâu tóm thù địch thường nằm ngoài sự kiểm soát của bên bị thâu tóm, và cổ đông nhỏ, thiểu số trong doanh nghiệp thường là người dễ bị thiệt thòi nhất vì bị đặt ngoài “cuộc chơi”.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định quyền và nghĩa vụ đối với mỗi loại cổ phần của các cổ đông mà không dựa vào số cổ phần mà các cổ đông nắm giữ. Đây là cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích của cổ đông thiểu số dựa trên những quy định của pháp luật. Đặt quyền và lợi ích của cổ đông thiểu số dưới sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Vậy, quyền lợi của cổ đông, nhóm cổ đông được bảo vệ như thế nào?

Thứ nhất, những quyền của cổ đông thiểu số.


Dù sở hữu một tỷ lệ vốn góp hay cổ phần nhỏ (vốn điều lệ), cổ đông thiểu số vẫn được hưởng các quyền cơ bản của một thành viên, cổ đông như quyền biểu quyết và được chia lợi nhuận. Khi cổ đông thiểu số đạt đến một tỷ lệ sở hữu vốn nhất định, họ sẽ có những quyền tương ứng với mức sở hữu đó. Một số mốc tỷ lệ chính được quy định bởi luật có liên quan mật thiết đến quyền của cổ đông thiểu số:

- Một là, với tỷ lệ sở hữu vốn từ 10% trở lên, cổ đông thiểu số có thêm các quyền như yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên (HĐTV) và Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ), xem xét hồ sơ sổ sách của công ty hay đề cử người vào hội đồng quản trị.

- Hai là, với tỷ lệ sở hữu vốn trên 35% đối với CTCP hay trên 25% đối với công ty TNHH, cổ đông thiểu số có quyền phủ quyết đối với các quyết định đặc biệt quan trọng của công ty như giải thể công ty hay bán tài sản có giá trị lớn của công ty (từ 50% tổng giá trị tài sản đối với công ty TNHH hay 35% đối với CTCP).

- Ba là, với tỷ lệ sở hữu vốn trên 49% đối với CTCP hay trên 35% đối với công ty TNHH, cổ đông thiểu số có quyền phủ quyết đối với các quyết định quan trọng của công ty như thông qua kế hoạch kinh doanh hàng năm hay việc chia cổ tức.

Như vậy, Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng cho cơ chế tỷ lệ biểu quyết dựa theo thỏa thuận, nên cổ đông thiểu số có thể thỏa thuận để áp dụng một tỷ lệ khác so với quy định của luật theo hướng có lợi cho mình. Ngoài ra, theo điều lệ doanh nghiệp trong quy định hiện hành thì cổ đông thiểu số có một số quyền thuận lợi hơn so với luật định, chẳng hạn quyền quyết định hình thức biểu quyết phù hợp với công ty, quyền phủ quyết đối với quyết định của công ty về một số vấn đề, không quy định cụ thể số cổ phần mà cổ đông phải nắm giữ để tham gia vào HĐQT (Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định là cổ đông phải sở hữu ít nhất 5% cổ phần).

Thứ hai, kết nối tỷ lệ sở hữu vốn để tăng quyền hạn của cổ đông thiểu số.


Các cổ đông thiểu số có thể kết hợp với nhau tạo ra nhóm cổ đông, thành viên có vốn cộng gộp đạt tỷ lệ sở hữu nhất định để được hưởng các quyền có theo tỷ lệ sở hữu vốn, như quyền của nhóm sở hữu vốn từ 10% trở lên như nói ở trên, hay quyền của nhóm cổ đông thiểu số trong CTCP sở hữu vốn từ 1% trở lên trong việc khởi kiện lãnh đạo công ty ngay khi có căn cứ.

Ngoài ra, chọn cơ chế bầu dồn phiếu là một trong những công cụ hiệu quả nhất để bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số. Quy định về việc bầu dồn phiếu giúp cổ đông thiểu số có được đại diện của mình tại HĐQT bằng cách thức dồn toàn bộ phiếu bầu của các cổ đông thiểu số cho ứng viên của mình.

Thứ ba, thực hiện việc giám sát hoạt động của công ty của cổ đông thiểu số.


Cổ đông thiểu số hoặc nhóm cổ đông trong công ty TNHH sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên có quyền kiểm tra, xem xét và tra cứu các hồ sơ sổ sách quan trọng của công ty như sổ sách kế toán hay biên bản họp và nghị quyết của HĐTV.

Mọi cổ đông thiểu số trong CTCP đều có quyền xem xét, tra cứu và trích lục danh sách cổ đông, điều lệ và biên bản họp của đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ). Nhóm cổ đông thiểu số sở hữu vốn từ 10% trở lên còn được quyền xem xét và trích lục biên bản họp của HĐQT, báo cáo tài chính và báo cáo của ban kiểm soát cũng như yêu cầu ban kiểm soát kiểm tra các vấn đề về điều hành, quản lý công ty.

Thứ tư, yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của HĐTV hoặc ĐHĐCĐ của cổ đông thiểu số.


Điều 147, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về quyền hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông như sau: "Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông, cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 114 của Luật này có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây: 1. Trình tự và thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông không thực hiện đúng theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 148 của Luật này; 2. Nội dung nghị quyết vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty."

Theo quy định, cổ đông có quyền yêu cầu hủy bỏ các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông mà không phụ thuộc và tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông, nhóm cổ đông này. Cụ thể là trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, cổ đông, nhóm cổ đông có quyền yêu cầu tòa án hoặc trọng tài xem xét hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung nghị quyết.

Thứ năm, chủ động xem xét trách nhiệm của lãnh đạo công ty của cổ đông thiểu số.


Điều 161, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về quyền khởi kiện đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc như sau: "1. Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc".

Trước đây, Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng trao quyền khởi kiện Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc cho cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu tối thiểu 1% cổ phần liên tục trong vòng 06 tháng. Tuy nhiên, họ không được trực tiếp khởi kiện ngày từ đầu mà phải thông qua ban kiểm soát. Ban kiểm soát sẽ khởi kiện theo yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ đông này. Trên thực tế, tỷ lệ ban kiểm soát thực hiện yêu cầu khởi kiện không nhiều. Mặc dù sau 15 ngày kể từ ngày ban kiểm soát nhận yêu cầu mà không tiến hành khởi kiện theo yêu cầu thì cổ đông, nhóm cổ đông có quyền trực tiếp khởi kiện. Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định quyền trực tiếp khởi kiện các chức danh quản lý của cổ đông, nhóm cổ đông này ngày từ ban đầu mà khôn phải thông qua ban kiểm soát. Cụ thể, cổ đông, nhóm cổ đông có quyền tự mình khởi kiện hoặc nhân danh công ty để khởi kiện Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Ngoài ra, đáng chú ý là chi phí khởi kiện trong trường hợp cổ đông, nhóm cổ đông khởi kiện nhân danh công ty sẽ tính và chi phí của công ty..

Trên tổng thể, Luật Doanh nghiệp năm 2014 có đủ cơ chế pháp lý trong việc bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số. Thực tế cho thấy quyền lợi của cổ đông thiểu số chưa được bảo vệ hiệu quả không hẳn do quy định pháp luật thiếu mà còn chủ yếu xuất phát từ một số nguyên nhân như việc không nắm rõ các quyền của mình, tâm lý phó thác cho cổ đông lớn và thiếu động lực đấu tranh cho quyền lợi của chính các cổ đông thiểu số. Đồng thời, việc các cổ đông lớn có khuynh hướng thao túng việc quản trị, điều hành công ty, cũng như lạm dụng quyền cổ đông, thành viên lớn để loại bỏ hoặc ngăn cản thực hiện quyền của cổ đông thiểu số.

Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Do vậy, cổ đông thiểu số cần ý thức việc bảo vệ quyền lợi của chính mình thông qua tăng cường việc liên kết cùng nhau xác lập một tỷ lệ biểu quyết đối trọng với các cổ đông lớn được ghi nhận trong các văn bản pháp lý doanh nghiệp để có cơ hội tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của công ty. Đồng thời, cổ đông thiểu số cần chủ động thực hiện quyền giám sát của mình đối với hoạt động quản trị, điều hành công ty thông qua người đại diện.

Mặt khác, việc cổ đông thiểu số thực hiện quyền chọn bán hoặc quyền chọn mua từ phía cổ đông hiện hữu khác hoặc quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần/phần vốn góp theo giá định trước trong thời gian hạn định, có thể áp dụng trong trường hợp gặp bất đồng nhưng không thể giải quyết được trong quá trình hoạt động và kinh doanh của công ty cũng là phương thức hữu hiệu bảo vệ quyền lợi của thành viên, cổ đông nhỏ hay cổ đông thiểu số.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương - Công ty Luật TNHH Everest

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại, mà chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật;
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: info@luatviet.net.vn, info@everest.net.vn.