Xây chuồng trại chăn nuôi gia súc trên đất trông cây hàng năm có bị xử phạt vi phạm pháp luật?

Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây hàng năm sang đất xây dựn chuồng trại chăn nuôi gia súc không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động.

Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm thịt gia súc, gia cầm ngày càng lớn, nắm bắt được xu hướng phát triển của thị trường, nhiều hộ gia đình thay vì trồng các loại rau, cây thu hoạch ngắn ngày nay chuyển mục đích sử dụng đất sang xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc gia cầm với số lượng lớn. Tuy nhiên, tại một số khu vực thôn, xã, trong thời gian xây dựng chuồng trại chăn nuôi nhiều hộ gia đình đã bị Uỷ ban nhân dân xã lập biên bản, đình chỉ việc xây dựng, cưỡng chế, phá dỡ toàn bộ diện tích xây dựng.

Vậy pháp luật quy định như thế nào về trường hợp này? Hành vi đình chỉ cưỡng chế, phá dỡ chuồng trại chăn nuôi của Ủy ban nhân dân xã có đúng với quy định pháp luật?

Luật sư Trịnh Thị Khánh Ly - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7) 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật đất đai - Tổng đài tư vấn (24/7) 1900 6198

Căn cứ Khoản 1 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT hướng dẫn thi hành nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 11. Đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm: (a) Chuyển đất trồng cây hàng năm sang xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; (
b) Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở”.

Như vậy, việc các hộ gia đình xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm là hoàn toàn đúng với quy định pháp luật. Về bản chất, việc các hộ gia đình xây dựng chuồng trại chăn nuôi trên đất nông nghiệp là không làm thay đổi bản chất sử dụng đất, nên Uỷ ban nhân dân xã không được phép đình chỉ, cưỡng chế phá dỡ.

Tuy nhiên, các hộ gia đình phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai theo quy định tại khoản 2 và Khoản 3 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT thông báo đến cơ quan nhà nước, để cơ quan nhà nước nắm bắt hiện trạng sử dụng đất nơi mình quản lý.

Hồ sơ đăng ký biến động gồm:
1.Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất;
2.Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Văn phòng đăng ký đất đai.Thời hạn giải quyết hồ sơ quy định tại Khoản 40 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời hạn đăng ký biến động do thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký là không quá 10 ngày. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày, trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Trịnh Thị Khánh Ly - Công ty Luật TNHH Everest

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật đất đai mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.