Tư vấn về hợp đồng vay tài sản?

hợp đồng vay tiền có thể giao kết bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi của mẹ bạn thì hợp đồng vay tiền nên được lập thành văn bản có chữ ký của hai bên.

Hỏi: Mẹ em có người hàng xóm mượn 250 triệu. Nhưng khi giao tiền thì không có thế chấp hay gì.Vì số tiển đó cho mượn với mục đích người ta mua đất. Khi lấy được sổ đỏ thì người đó đưa sổ đỏ cho mẹ em để tạo niềm tin. Vậy bây giờ em phải làm làm hợp đồng như thế nào mới đúng với pháp luật ạ.. Và điều thứ 2 em muốn hỏi là do bên vay gồm 2 người đứng ra mượn không cùng sổ hộ khẩu khi đi ra công chứng có được không ạ. Nếu không được hai bên thực hiện bằng cách lăng tay có được không?(Đỗ Vũ Hà - Hà Nội).

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Vương Tùng Anh - Tổ tư vấn pháp luật hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Thứ nhất, về việc lập hợp đồng vay tài sản.

Hợp đồng vay tài sản được quy định tại Điều 471 Bộ luật Dân sự 2005 như sau:

“Điều 471. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Về hình thức của hợp đồng dân sự được quy định tại Điều 401 Bộ luật dân sự 2005:

“1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”

Như vậy, hợp đồng vay tiền có thể giao kết bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi của mẹ bạn thì hợp đồng vay tiền nên được lập thành văn bản có chữ ký của hai bên.

Thứ hai, về việc công chứng hợp đồng vay tiền.

Việc bên vay gồm 2 người đứng ra mượn không cùng sổ hộ khẩu thì hợp đồng vay tiền vẫn được công chứng bình thường.

Hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng vay tiền bao gồm:Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu;Dự thảo Hợp đồng vay tiền (hoặc đề nghị cán bộ Tổ chức hành nghề công chứng soạn thảo);Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ thay thế hợp lệ khác của các bên giao kết hợp đồng;Bản sao sổ hộ khẩu hoặc các giấy tờ thường trú, tạm trú khác;Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và biên bản họp hội đồng thành viên nếu các bên giao kết hợp đồng là các doanh nghiệp, tổ chức;Bản sao các giấy tờ xác minh, giám định và giấy tờ liên quan khác (nếu có).

Khi nộp bản sao thì người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.