Tư vấn pháp luật cho con định cư nước ngoài sau ly hôn

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn thủ tục định cư cho con ở nước ngoài sau ly hôn...

Hỏi: Tôi dã kết hôn với một người ngoại quốc và tôi muốn làm thủ tục cho con tôi định cư tại nước ngoài. Theo luật pháp Việt nam tôi không cần phải có sự chấp thuận của chồng tôi nhưng theo luật pháp sở tại tôi cần có giấy chấp thuận có chữ kí của chồng tôi. Vậy tôi cần phải làm gì? Quy định pháp luật thế nào? (Thanh Tú - Hải Dương)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Trong trường hợp cha mẹ ly hôn thì theo Khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình (HN&GĐ): “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con”. Do đó, chồng cũ bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Thao Điều 118 Luật HN&GĐ thì nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

"1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;6. Trường hợp khác theo quy định của luật".

Chồng cũ bạn không hề có cấp dưỡng gì cho con trai và cũng không thuộc một trong các trường hợp nêu trên. Như vậy là vi phạm các quy định của pháp luật nên bạn và bạn có quyền yêu cầu chồng cũ thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 (Điều 83 Luật HN&GĐ). Nếu chồng bạn vẫn không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Khoản 2 Điều 107: “Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này”.

Về việc bạn kết hôn với ngườingoại quốc và muốn đưa con ra nước ngoài

Theo quy địnhTheo khoản 2 điều 81Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:

"Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con".

Luật pháp của nước sở tai yêu cầu bạn phải có giấy đồng ý vàchữ ký của chồng cũNhư vâỵ trường hợp này bạn sẽ phảicăn cứ vào quy định của pháp luật nước sở tại để bổ sung hồ sơ thủ tục hoặc bạn có thể căn cứ vào hiệp định tương trợ tư pháp ký kết giữa Việt Nam và nước bạn muốn định cư để xác định thủ tục.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.