Tư vấn đòi lại tài sản bị lừa đảo chiếm đoạt?

Nhằm chiếm đoạt tài sản của anh Nguyễn Văn A, anh Trần Văn B (là bạn anh A) nói dối với anh A là cho B mượn chiếc điện thoại di động để sử dụng 1 ngày rồi trả lại.

Hỏi: 1. Nhằm chiếm đoạt tài sản của anh Nguyễn Văn A, anh Trần Văn B (là bạn anh A) nói dối với anh A là cho B mượn chiếc điện thoại di động để sử dụng 1 ngày rồi trả lại. Anh A tin lời nên đã cho B mượn điện thoại của mình. Sau khi có được điện thoại di động, B đã mang tài sản trên bán lại cho X. Sự việc sau đó bị phát hiện và điện thoại vẫn còn trên thực tế (không bị hư hỏng gì), vậy Anh A có được đòi lại tài sản của mình từ X hay không?

2. Nguyễn Văn A và Trần Văn B tranh chấp quyền sở hữu một căn nhà cấp 4.Vụ việc trên đã được Tòa án nhân dân (TAND) huyện X, tỉnh Y giải quyết.Theo đó TAND huyện X ra bản án tuyên: Căn nhà trên thuộc sở hữu của A. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, A đã chuyển quyền sở hữu cho Trần Văn C. Một thời gian sau, TAND tỉnh Y đã xét xử lại bản án trên của TAND huyện X và tuyên bố: quyền sở hữu căn nhà trên thuộc về B, bản án của TAND huyện X là không có căn cứ pháp luật. vậy anh Bcó nhận lại tài sản của mình không? (Thắng Nguyễn - Hà Giang)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198 Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật Hình sự của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật Hình sự của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

1)Theo quy định tại Điều512Bộ luật dân sự 2005về hợp đồng mượn tài sản:

“Hợp đồng mượn tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, còn bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được".

Pháp luật không quy định về hình thức bắt buộc đối với loại hợp đồng này, vì vậy, việc bạn cho bạn của bạn mượn nhà dưới bất kỳ hình thức nào thì cũng đều được pháp luật thừa nhận. Do đó, giữa A vàBđã tồn tại hợp đồng mượn tài sản.

Về quyền của người cho mượn tài sản quy định tại Bộ luật dân sự 2005:

Điều 517.Quyền của bên cho mượn tài sản

Bên cho mượn tài sản có các quyền sau đây:

1. Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thoả thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý;

2. Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thoả thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn;

3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do người mượn gây ra.

Theo đó, Acó quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản khi có thiệt hại xảy ra. Trong trường hợp này, B đã đem tài sản mượn được đem báncho ngườikháclàX, điều này trái với quyền của bên mượn tài sản quy định tại Điều 515 BLDS và quy định về quyền sử dụng của người không phải chủ sở hữu tại Điều 194 BLDS .Ở đây, B đã tự ý định đoạt tài sản của Amà không có sự ủy quyền của chủ sở hữu, hành động này đã ảnh hưởng và xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của A. Do vậy, Acó thể làm đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp Huyện nơi Bcư trú đểđòilạitàisản từX. Cùng với việc nộp đơn khởi kiện Anên cung cấp các tài liệu mà A có thể thu thập được để chứng minh việc cho mượn tài sản này, đồng thờichứng minh quyềnsởhữucủamìnhđối vớitàisảnlàchiếcđiện thoại.Về mẫu đơn kiện, hình thức và thủ tục khởi kiện quy định chi tiết tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2011.

2)Nguyễn Văn A và Trần Văn B tranh chấp quyền sở hữu một căn nhà cấp 4.Vụ việc trên đã được Tòa án nhân dân (TAND) huyện X, tỉnh Y giải quyết.Theo đó TAND huyện X ra bản án tuyên: Căn nhà trên thuộc sở hữu của A. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, A đã chuyển quyền sở hữu cho Trần Văn C. Một thời gian sau, TAND tỉnh Y đã xét xử lại bản án trên của TAND huyện X và tuyên bố: quyền sở hữu căn nhà trên thuộc về B, bản án của TAND huyện X là không có căn cứ pháp luật.

Căn cứ theo khoản 6 điều 208 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung 2011: "Quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định".

Theo đó bản án của TAND Tỉnh Y có hiệu lực pháp lý, tức làquyền sở hữu căn nhà trên thuộc về B, bản án của TAND huyện X là không có căn cứ pháp luật.

Dođó B có quyền nhận lại tài sản của mình.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.