Ranh giới giữa nạn nhân và kẻ phạm tội

Nếu không hiểu rõ các quy định của pháp luật, rất có thể bạn sẽ từ nạn nhân trở thành kẻ phạm tội. Hành động theo cảm xúc của bạn có thể dẫn đến những rủi ro pháp lý không cần thiết.

1. Khi nào được coi là nạn nhân và kẻ phạm tội

Theo quy định của Bộ luật Hình sự, việc phạm tội trong trường hợp phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết hoặc trường hợp gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội hay rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ có thể được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, ranh giới để xác định đâu là phòng vệ chính đáng, đâu là hành vi vượt quá cũng rất mong manh.

Xem thêm:Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

2. Một số trường hợp khó phân định nạn nhân và kẻ phạm tội

2.1. Phòng vệ chính đáng

Khoản 1 Điều 22 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định:

“Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.”

Phòng vệ chính đáng được được phân tích là sự chống trả tích cực của người phòng vệ; thể hiện qua việc ngăn chặn một cách cương quyết đối với kẻ đang thực hiện hành vi xâm phạm các lợi ích được pháp luật bảo vệ. Chỉ có sự chống trả không còn phương cách nào ngoài chống trả mới có thể bảo đảm ngăn chặn có hiệu quả các thiệt hại do kẻ có hành vi xâm hại đang có ý định hoặc đang gây ra.

Cụm từ “tương xứng” mà Bộ Luật Hình sự 1985 sử dụng nay được Bộ Luật Hình sự 1999 được khắc phục bằng cụm từ “cần thiết”; sự thay thế này nhằm mục đích giải quyết những khó khăn khi xác định những hành vi chống trả ở mức độ nào thì mới được coi là hành vi “tương xứng” với hành vi xâm hại.

“Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.” (Khoản 2 Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015).

Như vậy, đòi hỏi người tiến hành tố tụng xem xét đầy đủ, khách quan tất cả các mặt để nhận thấy rõ ràng là tại chính trong hoàn cảnh diễn ra sự việc, người phòng vệ có sử dụng các phương tiện, phương pháp rõ ràng quá đáng hơn mức cần thiết và gây thiệt hại rõ ràng quá mức để chống trả lại đối với người đang có hành vi xâm hại thì coi hành vi chống trả là không tương xứng với hành vi tấn công và là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (như: như dùng dao gây thương tích nặng để chống trả lại người đang dùng tay không tấn công mình,…).

Xem thêm:Dịch vụ luật sư bào chữatrong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

2.2. Tình thế cấp thiết

Khoản 1 Điều 23 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định:

“Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.”

Tình thế cấp thiết được hiểu là tình thế của người đứng trước, thấy trước, biết trước được sự đe dọa đến lợi ích được pháp luật bảo vệ, đồng thời cũng muốn bảo vệ lợi ích này mà người ta không còn cách nào khác phải gây thiệt hại cho lợi ích khác mà lợi ích khác này cũng được pháp luật bảo vệ. Chỉ người được coi là đã hành động trong tình thế cấp thiết khi người đó biết hy sinh lợi ích nhỏ hơn để bảo vệ lợi ích khác lớn hơn, cấp thiết hơn. Sự cấp thiết đó có thể bắt nguồn từ con người, hay từ yếu tố tự nhiên,....

“Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.” (Khoản 2 Điều 23 Bộ luật Hình sự 2015).

Ngược lại với ở trên, vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết là việc một người không còn biện pháp nào khác để gây hại nhằm tránh một mối nguy hiểm thực tế đe dọa đến lợi ích của nhà nước, tổ chức hoặc quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Tuy nhiên cần chú ý ở đây là thiệt hại trong vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết gây ra không tương xứng (lớn hơn) với thiệt hại cần ngăn ngừa. Do vậy họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

2.3. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội

Khoản 1 Điều 24 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định:

“Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.”

Trước yêu cầu cấp thiết của công tác phòng, chống tội phạm, Bộ luật Hình sự 2015 đã bổ sung thêm “Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội” thành một trường hợp miễn trách nhiệm hình sự. Về lý thuyết, nếu người phạm tội bị bắt thì nguyên nhân gây thiệt hại được loại trừ trách nhiệm hình sự vì hành vi gây ra thiệt hại không còn. Tính chất của thiệt hại có thể là cố ý gây thương tích, giết người, làm hư hỏng tài sản... Theo quy định của Bộ luật hình sự, người gây thiệt hại đã xem xét, đây là kết quả của sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng, và đó là lựa chọn cuối cùng và duy nhất (không còn cách nào khác) để đạt được mục tiêu ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật hình sự sắp xảy ra hoặc sắp xảy ra để giải quyết vụ án hình sự.

“Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.” (Khoản 2 Điều 24 Bộ luật Hình sự 2015).

Việc đánh giá tác hại do việc sử dụng vũ lực của người trong khi bắt giữ có vượt quá mức cần thiết để bắt giữ người phạm tội hay không phải căn cứ vào mối quan hệ giữa lực lượng dùng để bắt giữ và người bị bắt, tính chất và mức độ nguy hiểm cũng như mức độ kháng cự hoặc trốn tránh việc bắt giữ, vũ khí, phương tiện, phương pháp chống cự và trốn thoát của người bị bắt, người bị bắt sử dụng vũ lực như thế nào, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh bắt giữ, khả năng nhận thức của người bị bắt như thế nào,…

2.4. Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ

Điều 25 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định:

“Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm.”

Đây là một trong những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự mới của Bộ luật Hình sự 2015 liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ. Lĩnh vực này có đặc điểm là nó tiềm ẩn nhiều rủi ro, đòi hỏi phải thử nghiệm nhiều, chấp nhận khả năng xảy ra rủi ro, kể cả những rủi ro vượt quá khả năng và mong muốn của con người. Phù hợp với tính chất nghề nghiệp, khuyến khích sự sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, pháp luật quy định trách nhiệm hình sự trong việc nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, công nghệ, nguy cơ phơi nhiễm. Chỉ được loại trừ trách nhiệm hình sự khi chủ thể áp dụng các thủ tục và quy định được tuân thủ đúng và các biện pháp phòng ngừa đầy đủ.

Tuy nhiên, không phải tất cả hành vi nào gây thiệt hại trong quá trình nghiên cứu thử nghiệm và áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới đều được loại trừ trách nhiệm hình sự. “Người nào không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.” (Điều 25 Bộ Luật Hình sự 2015)