Rủi ro khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được chuyển nhượng nhiều lần

Luật sư tư vấn về rủi ro khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được chuyển nhượng nhiều lần.

Hỏi: Gia đình em muốn mua một mảnh đất do anh A đứng tên nhưng vì anh A đã sang nước ngoài nên chuyển nhượng cho chị B, có giấy tờ đất chuyển nhượng. Tuy nhiên, chủ thực sự của khu đất đó là anh C, do anh C trước đây là chủ tịch quận mua nhiều đất nên mới nhờ anh A đứng tên mảnh đất ấy. Vậy em muốn hỏi là nếu mua đất đó thì có gặp rủi ro gì về luật pháp và cần những giấy tờ gì để đảm bảo? (Nguyễn Hoằng - Bắc Ninh)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Ánh Vân - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 188 Luật đất đai năm 2013 quy định về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

"1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này; b) Đất không có tranh chấp; c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính".

Như vậy, việc ông C nhờ ông A đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì việc mua bán sẽ được tiến hành giữa bạn và ông A.Vì vậy, bạn cần tìm hiểu rõ việc chuyển nhượng cho chị B nhưng giấy chứng nhận mang tên chị B hay chưa và việc anh A bán cho chị B là có hợp pháp hay không, việc ông C nhờ ông A đứng tên có thỏa thuận hạn chế gì về việc bán đất không... Khi xem xétyếu tố đo thì bạn cần tìm hiểu thông tin về diện tích đất trên như có thuộc trường hợp như có tranh chấp, có còn thời hạn sử dụng hay không, có bị kê biên để đảm bảo thi hành án hay không.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.