Quyền lợi của người lao động khi người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp...

Hỏi: Chồng tôi làm công nhân tại khâu đóng gói, hoàn thiện sản phẩm của một công ty bao bì. Trong một lô hàng xuất khẩu có phát hiện trong một thùng có một cái kẹp trong sản phẩm nên khách hàng phản ảnh lại.Công ty đã quy trách nhiệm do tổ đóng gói, hoàn thiện sản phẩm gây ra và là lỗi cố tình. Công ty tạm đình chỉ công việc 7 ngày cả tổ (gồm 4 người) và nói trong thời gian một tuần nếu không ai nhận lỗi thì sẽ sa thải cả 4 người. Xin phải nói rõ thêm là kẹp này cũng có thể bị để quên ở những công đoạn trước. Cho tôi hỏi công ty làm xử phạt như thế có trái với pháp luật không. Chồng tôi phải làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình? ( chị Nga - Hải Phòng)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật Lao động - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất, về việc tạm đình chỉ công việc 7 ngày cả tổ là không trái với quy định của pháp luật. Bởi theo quy định tại Điều 129 Bộ luật lao động 2012 về Tạm đình chỉ công việc:

“1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. …”

Theo đó, công ty tạm đình chỉ công việc cả tổ trong đó có chồng bạn trong vòng 7 ngày là hơp pháp. Tuy nhiên, việc tạm đình chỉ đó phải được thực hiện sau khi đã tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Trường hợp công ty tạm đình chỉ mà không tham khảo ý kiến đại diện tập thể trước đó thì công ty đã vi phạm quy định trên của pháp luật.

Thứ hai,về vấn đề sa thải.

Theo quy định tại Điều 123 Bộ luật lao động 2012 quy định về Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động:
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.”

Vậy theo như bạn trình bày thì công ty đã quy trách nhiệm về hành vi đó là do tổ đóng gói, hoàn thiện sản phẩm gây ra với lỗi cố ý và có ý định sa thải cả tổ.

Tuy nhiên, chúng tôi khẳng định rằng, để có thể sa thải họ thì công ty phải đưa ra được các căn cứ để chứng minh rằng hành vi trên đúng là do lỗi của những công nhân đó gây ra.

Hơn nữa, theo như quy định tại Khoản 1 Điều 126 Bộ luật lao động về Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải:

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

1.Người lao động có hành vi …, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động”;

Theo đó, công ty cũng phải chứng minh được hành vi nêu trên gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích của công ty. Đồng thời, hành vi đó phải được nội quy của công ty quy định là căn cứ xử lý kỷ luật sa thải ( theo căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 128 Bộ luật trên về Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động:

“3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động”.)
Như vậy, nếu trong nội quy của công ty không quy định hành vi nêu trên là căn cứ xử lý kỷ luật hoặc công ty không chứng minh được hành vi đó là do những người trong tổ đóng gói , hoàn thiện sản phẩm gây ra thì họ không có quyền sa thải những người công nhân này.
Trường hợp nếu bị tạm đình chỉ quá thời hạn theo quy định của pháp luật hoặc bị sa thải trái pháp luật (tức là công ty sa thải chồng bạn khi không nêu ra được căn cứ chứng minh, không đúng trình tự, thủ tục như quy định nêu trên) thì chồng bạn cần làm đơn khởi kiện tới cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.