Không nhận người lao động trở lại làm việc khi hết thời hạn tạm hoãn có trái luật?

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật này, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp

Hỏi: Tôi có ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với công ty sản xuất linh kiện Tùng Tuấn. Sau khi làm việc được 1 năm, tôi có nhận được giấy triệu tập thực hiện nghĩa vụ quân sự. Lúc đó tôi có làm đơn xin tạm hoãn thực hiện hợp đồng trong thời gian tôi thực hiện nghĩa vụ quân sự là 2 năm và được công ty đồng ý. Khi hết thời hạn, tôi quay trở lại công ty xin tiếp tục làm việc thì công ty thông báo đã nhận người khác vào làm tại vị trí của tôi và không chấp nhận tôi tiếp tục làm việc. Đề nghị luật sư tư vấn, công ty không nhận tôi trở lại làm việc có vi phạm pháp luật không? Nếu vi phạm thì có thể bị xử lý như thế nào? (Nguyễn Quân - Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198.

Luật gia Lưu Thị Ngọc Anh - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 33 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về việc nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động như sau:

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật này, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.”

Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Điều 7) quy định như sau:

“2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Bộ luật Lao động;

b) Không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận khác.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lương cho người lao động trong những ngày không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.

Theo quy định tại điều này, khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động trong thời hạn 15 ngày người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc nếu hai bên không có thỏa thuận khác. Trường hợp của anh (chị), nếu anh (chị) đã đến công ty đúng theo thời hạn nhưng công ty không nhận bạn trở lại làm việc thì công ty đã vi phạm quy định của pháp luật về lao động. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với mức như trên.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6218, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.