Không giao kết hợp đồng lao động với người giúp việc có được không?

Người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình.

Hỏi: Tôi được bạn giới thiệu một chị giúp việc, chị này đã làm cho nhà bạn tôi nhiều năm. Do quen biết nên tôi nghĩ không cần phải ký kết hợp đồng cho người giúp việc mà chỉ cần giữ chứng minh thư thôi. Đề nghị Luật sư tư vấn, tôi làm thế có đúng luật không? (Phạm Thành Đạt - Nghệ An)

c
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Tâm - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Khoản 1 Điều 180 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định như sau: “ Người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình".

Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 22 tháng 08 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quyd định về vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình như sau: “1. Phạt cảnh cáo đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình; b) Không trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi giữ bản chính giấy tờ tùy thân của người giúp việc gia đình”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình. Do đó, anh (chị) không ký kết hợp đồng lao động với người giúp việc là vi phạm pháp luật nên sẽ bị phạt cảnh cáo. Ngoài ra, anh (chị) sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu anh (chị) giữ bản chính chứng minh thư của người giúp việc.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.