Chuyển chỗ làm có được hưởng chế độ thai sản không?

Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

Hỏi: Tôi tham gia bảo hiểm xã hội từ cuối năm 2012 đến nay. Tôi đang muốn nghỉ việc sang công ty khác nhưng hiện nay tôi đang mang bầu được 7 tháng. Công ty mới lại không có chế độ đóng BHXH cho người lao động. Vậy nếu tôi chuyển công ty thì có được hưởng chế độ thai sản không? Nếu có thì thủ tục như nào? (Hải Yến - Ninh Bình)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Chu Hoàng Hải - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Về việc công ty mới không có chế độ đóng BHXH cho người lao động, hiện nay Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định đây là nghĩa vụ của công ty theo Điều 21:

“1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.

4. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.
5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”.


Như vậy, trách nhiệm của doanh nghiệp là đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, nếu công ty không đóng tức là đã vi phạm nghĩa vụ của mình. Khi anh (chị) chấm dứt hợp đồng với công ty cũ đúng pháp luật thì sổ bảo hiểm xã hội của anh (chị) sẽ được bảo lưu. Còn công ty mới có nghĩa vụ làm thủ tục báo tăng lao động và đóng BHXH cho người lao động mới. Nếu ở công ty mới anh (chị) tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì có thể được hưởng chế độ bảo hiểm tại công ty mới. Tuy nhiên nếu công ty không đóng BHXH cho anh (chị) là vi phạm trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Về điều kiện hưởng chế độ thai sản, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 Điều 31 quy định như sau:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này”.


Bạn chuẩn bị sinh con, đã đóng bảo hiểm đến nay được hơn 4 năm. Nếu khoảng thời gian đóng bảo hiểm này không bị ngắt quãng, đảm bảo được điều kiện là anh (chị) có thời gian đóng BHXH đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh thì về cơ bản bạn đáp ứng được điều kiện tại Điều 31 để hưởng chế độ thai sản. Cần lưu ý, căn cứ theo Khoản 4 Điều 31 nói trên, dù anh (chị) đã nghỉ việc tại công ty cũ nhưng anh (chị) vẫn được hưởng chế độ thai sản tại công ty cũ. Tóm lại, anh (chị) có khả năng được hưởng chế độ thai sản ở cả công ty mới và công ty cũ nhưng sẽ cần đáp ứng điều kiện trên.

Trong trường hợp anh (chị) muốn đảm bảo được hưởng chế độ thai sản ở công ty cũ, hồ sơ và thủ tục sẽ bao gồm:
- Sổ BHXH;
- Giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con;
- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thai sản (theo mẫu).

Nơi nộp là bộ phận 1 cửa cơ quan BHXH tại quận mà công ty cũ đặt trụ sở. Cơ quan BHXH sẽ thụ lý hồ sơ và hoàn tất thủ tục hưởng chế độ thai sản cho anh (chị).

Nếu anh (chị) vẫn muốn được hưởng chế độ thai sản tại công ty mới trong khi công ty mới không trả BHXH cho anh (chị) thì anh (chị) có thể khiếu nại lên thanh tra lao động hoặc cùng công ty mới tiến hành hòa giải với hòa giải viên lao động hoặc anh (chị) có thể khởi kiện ra tòa án. Tuy nhiên, phương án này sẽ tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí.

Khuyến nghị:

1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không