Căn cứ xác lập nghĩa vụ dân sự

Việc xác lập nghĩa vụ có thể diễn ra theo sự chủ động của các chủ thể có năng lực pháp luật dân sự hoặc có thể diễn ra một cách bị động, đơn phương hoặc theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo Điều 274 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về Nghĩa vụ thì:

"Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền)."

Theo quy định của Điều 275 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, nghĩa vụ được xác lập theo một trong các căn cứ sau đây:

1- Hợp đồng dân sự

Nghĩa vụ dân sự được phát sinh khi các chủ thể thiết lập với nhau một hợp đồng dân sự. Ví dụ: Hai bên giao kết hợp đồng mua bán tài sản thì tại thời điểm hợp đồng đó được coi là có hiệu lực pháp luật sẽ làm hình thành giữa hai bên các nghĩa vụ giao vật, trả tiền V.V.. Tuy nhiên, hợp đồng dân sự chỉ làm phát sinh nghĩa vụ nếu đó là một hợp đồng có hiệu lực (các bên giao kết hợp đồng phải tuân theo các điều kiện mà pháp luật quy định đối với một hợp đồng).
Trong thực tế, khi hợp đồng vô hiệu, các bên có nghĩa vụ phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận (trừ trường hợp tài sản là đối tượng của hợp đồng và các khoản lợi có được từ hợp đồng bị tịch thu theo quy định của pháp luật). Vì vậy, có quan điểm cho rằng, hợp đồng vô hiệu cũng làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận khi hợp đồng vô hiệu là nghĩa vụ phát sinh từ quy định của pháp luật về giải quyết hậu quả của một hợp đồng vô hiệu. Nghĩa vụ này hoàn toàn không phải là sự thoả thuận giữa các bên nên không phải là nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.
Hợp đồng dân sự
Hợp đồng dân sự

2- Hành vi pháp lý đơn phương

Hành vi pháp lý đơn phương là hành vi thể hiện ý chí của một bên chủ thể nhằm qua đó làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Đây là một loại giao dịch dân sự, trong đó chỉ biểu hiện ý chí đơn phương của một bên. Vì vậy có làm phát sinh một quan hệ nghĩa vụ dân sự hay không còn phụ thuộc vào sự tiếp nhận ý chí này của những người khác (những người sẽ là chủ thể phía bên kia của giao dịch dân sự đó).
Hành vi pháp lý đơn phương chỉ làm phát sinh một nghĩa vụ khi ý chí đã thể hiện trong đó không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Đồng thời nếu sự thể hiện ý chí đó có kèm theo một số điều kiện nhất định thì chỉ khi nào những người khác thực hiện đúng các điều kiện đó mới làm phát sinh nghĩa vụ giữa các bên.
vụ giao vật, trả tiền V.V.. Tuy nhiên, hợp đồng dân sự chỉ làm phát sinh nghĩa vụ nếu đó là một hợp đồng có hiệu lực (các bên giao kết hợp đồng phải tuân theo các điều kiện mà pháp luật quy định đối với một hợp đồng).
Trong thực tế, khi hợp đồng vô hiệu, các bên có nghĩa vụ phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận (trừ trường hợp tài sản là đối tượng của hợp đồng và các khoản lợi có được từ họp đồng bị tịch thu theo quy định của pháp luật). Vì vậy, có quan điểm cho rằng, hợp đồng vô hiệu cũng làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận khi hợp đồng vô hiệu là nghĩa vụ phát sinh từ quy định của pháp luật về giải quyết hậu quả của một hợp đồng vô hiệu. Nghĩa vụ này hoàn toàn không phải là sự thoả thuận giữa các bên nên không phải là nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.

3- Chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

Việc chiếm hữu, sử dụng tài sản của một người chỉ được pháp luật thừa nhận và bảo đảm nếu người đó là chủ sở hữu của tài sản hoặc là người được chủ sở hữu chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng thông qua giao dịch dân sự phù hợp với ý chí của chủ sở hữu hay người đó là người được phép chiếm hữu, sử dụng tài sản trong các trường hợp do pháp luật quy định. Vì vậy, ngoài những người nói trên, việc chiếm hữu, sử dụng tài sản sẽ bị coi là không có căn cứ pháp luật và do đó sẽ làm phát sinh một quan hệ nghĩa vụ mà trong đó, người chiếm hữu, sử dụng tài sản có nghĩa vụ phải trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp.
Nghĩa vụ hoàn trả do được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật phát sinh kể từ khi người được lợi có khoản lợi đó trong tay. Từ thời điểm người đó biết hoặc phải biết việc được lợi thì phải hoàn trả khoản lợi mà mình đã thu được.

4- Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật

Khi một người thực hiện một hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của người khác sẽ làm phát sinh một quan hệ luật dân sự, trong đó người có những hành vi nói trên có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho phía bên kia. Nghĩa vụ này còn gọi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, về mặt nội dung, quan hệ bồi thường thiệt hại được xác định là một nghĩa vụ dân sự vì trong đó có thể hiện quá trình dịch chuyển lợi ích vật chất từ chủ thể này sang chủ thể khác. Khoản lợi ích mà người có hành vi trái pháp luật phải bồi thường bao giờ cũng được xác định thành một khoản vật chất (tiền hoặc lợi ích vật chất khác).
Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật
Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật

5- Thực hiện công việc không có uỷ quyền

Thực hiện công việc không có uỷ quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó hoàn toàn vì lợi ích của người khác khi người có công việc được thực hiện không biết hoặc biết mà không phản đối.
Thực hiện công việc không có uỷ quyền là căn cứ làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ dân sự giữa người thực hiện công việc với người được thực hiện công việc, trong đó người được thực hiện công việc có nghĩa vụ thanh toán các chi phí hợp lý mà người thực hiện công việc không có uỷ quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc đồng thời phải trả thù lao cho người thực hiện công việc. Tuy nhiên, nếu người đã thực hiện công việc không yêu cầu thanh toán cũng như không yêu cầu trả thù lao thì người được thực hiện công việc không phải thực hiện các nghĩa vụ này.
Nếu một người thực hiện một công việc vì lợi ích của người khác nhưng công việc đó không phù hợp với mong muốn của người được thực hiện công việc sẽ không làm phát sinh nghĩa vụ thanh toán, trả thù lao ở người được thực hiện công việc.

6- Những căn cứ khác do pháp luật quy định

Ngoài việc được xác lập khi có một trong năm căn cứ đã nêu trên, nghĩa vụ dân sự còn được xác lập trong các trườnghợp khác nếu pháp luật có quy định.Chẳng hạn, nghĩa vụ dân sự có thể được xác lập từ một bản án, quyết định của tòa án hoặc từ một quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Những căn cứ khác do pháp luật quy địnhNhững căn cứ khác do pháp luật quy định

7- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Căn cứ xác lập nghĩa vụ dân sự được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Căn cứ xác lập nghĩa vụ dân sự có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.