Tư vấn pháp luật: Hạn chế quyền của cha mẹ với con

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn trường hợp không cấp dưỡng nuôi con.

Hỏi: Tôi và chồng ly thân được gần 1 năm rồi. Con tôi gần 1 tuổi. Tôi có ý định ly hôn và không muốn chồng tôi có bất kỳ quyền hạn nào đối với con tôi nữa. Cả năm nay, anh ta không đến thăm và cũng không cấp dưỡng nuôi con. Tôi làm bà mẹ đơn thân được 1 năm rồi. Xin hỏi luật, luật pháp nước mình có cho phép truất quyền của anh ta đối với con không.Cái anh ta cần chỉ là tiền và kết hôn với tôi chỉ vì tiền. Trong thời gian tôi sanh em bé và nằm dưỡng ở nhà mẹ ruột, anh ta đã vơ vét tiền bạc của tôi và để lại 1 số nợ lớn để tôi trả giùm anh ta với điệu kiện để mẹ con tôi được yên, anh ta còn bắt tôi phải đưa thêm 1 số tiền cho anh ta nữa. Tôi đã đưa để có 1 cuộc sống yên ổn vì anh dọa sẽ bắt con tôi đi mất và tôi sẽ không bao giờ được gặp lại con nữa. Sau khi sanh em bé tôi bị khủng hoảng tinh thần 1 thời gian dài vì bị chèn ép và lo sợ mất con. Con người anh ta chỉ cần tiền nếu tôi đưa tiền thì chắc chắn anh ta sẽ ký vào giấy chuyển nhượng tất cả quyền đối với con. Tôi không muốn con trai tôi có bất kỳ mối liên hệ nào với anh ta nữa nhưng không biết nếu làm giấy chuyển nhượng và mất quyền đối với con thì luật nhà nước mình có công nhận không? (Nguyễn Mai - Hà Nội)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

"Điều 85. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;b) Phá tán tài sản của con;c) Có lối sống đồi trụy;d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này".

Vì vậy, nếu chồng bạn thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì bạn có thể làm đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định không cho chồng bạn trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện cho con.

Chị chỉ có thể hạn chế quyền của ngườicha với con chứ không thể làm mất quyền của ngườicha với con được

"Điều 68. Bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con:1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ.2. Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.3. Giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được quy định tại Luật này, Luật nuôi con nuôi, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.4. Mọi thỏa thuận của cha mẹ, con liên quan đến quan hệ nhân thân, tài sản không được làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình".

Vì vậy việc bạn thỏa thuận như vậy với ngườichồng là trái pháp luật và không được pháp luật bảo vệ giá trị thỏa thuận đó

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.