Tư vấn pháp luật: đối tượng hưởng trợ cấp mất sức lao động

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn về đối tượng hưởng trợ cấp mất sức lao động.

Hỏi: Ba tôi năm nay 55 tuổi, trước đây làm nghề chạy xe ôm, cách đây 5 năm ông bị bệnh tai biến, bị liệt nửa người nhưng vẫn có thể đi lại chậm chậm được, và cách đây vài ngày thì khi đi tái khám ở bệnh viện được bác sĩ chuẩn đoán bệnh ung thư máu mãn tính. Vậy ba tôi có thuộc diện được hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng không? (Trần Hải - Bình Dương)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Quy định về điều kiện hưởng chế độ mất sức lao độngng như sau:

1. Tại Quyết định 60-HĐBT ngày 01/03/1990 về việc sửa đổi chế độ trợ cấp đối với công nhân viên chứcc nghỉ việc vì mất sức lao động quy định đối tượngng hưởng chế độ mất sức lao động là:

Điều 1: “Từ nay tất cả công nhân viên chức nghỉ việc vì mất sức lao động theo quy định tại điều 14 Nghị định 236-HĐBT ngày 18-9-1985 của Hội đồng Bộ trưởng được hưởng trợ cấp hàng tháng bằng ½ thời gian công táćc đã quy đổi”.

Điều 2: “Những đối tượng đặc biệt sau đây, sau khi đã hết hạn trợ cấp theo quy định ở Điều 1, được tiếp tục trợ cấp mất sức lao động hàng tháng:1-Anh hùng lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang.2-Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được xếp hạng thương tật.3-Những người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp được xếp hạng thương tật.4-Những người bị mất sức lao động từ 81% trở lên.5-Những người khi về nghỉ việc đã hết tuổi lao động (năm đủ 60, nữ đủ 55 tuổi).6-Những người không nơi nương tựa và không có nguồn thu nhập".

Đối với những người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng trước ngày ban hành Quyết định số 176-HĐBT ngày 9/10/1989 của Hội đồng Bộ trưởng thì ngoài những đối tượng nói trên, nếu thuộc diện dưới đây cũng tiếp tục được hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng:

- Người có đủ 5 năm công tác thực tế ở các chiến trường B, K, C ở biên giới, đảo xa, vùng có nhiều khó khăn gian khổ.

- Những người có đủ 25 năm công tác quy đổi trở lên.

- Những người tính đến ngày 01 tháng 01 năm 1990 đã hết tuổi lao động.

Điều 3: Những người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động không thuộc đối tượng đặc biệt quy định tại Điều 2, nếu đã hết thời hạn hưởng trợ cấp thì sẽ thôi hưởng trợ cấp từ ngày 01 tháng 7 năm 1990”.

2. Tại Điều 1 Quyết định 812/TTg ngày 12/12/1995 của Thủ tướng chính phủ về việc bổ sung đối tượng hưởng trợ cấp mất sức lao động dài hạn; trợ cấp thêm đối với người hưu trí cô đơn và công nhân viên chức là quân nhân chuyên ngành về hưu quy định: “Bổ sung đối tượng trợ cấp mất sức lao động dài hạn là những người nghỉ việc, đã hoặc đang được hưởng trợ cấp mất sức lao động nếu có thời gian công tác đủ 20 năm trở lên (không tính quy đổi theo hệ số)”.

3. Tại Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 6/5/2010 của Thủ tướng chính phủ về việc trợ cấp hàng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động quy định như sau:

“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:Quyết định này quy định trợ cấp hàng tháng, chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng phí đối với người hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng đã hết hạn hưởng trợ cấp, không thuộc diện được tiếp tục hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định tại Quyết định 60/HĐBT ngày 01 tháng 03 năm 1990 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ), Quyết định 812/TTg ngày 12 tháng 12 năm 1995 của Thủ tướng chính phủ mà có thời gian công tác thực tế tử đủ 15 năm đến dưới 20 năm".

Điều 2."Điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng:Đối tượng quy định tại Điều 1 Quyết định này khi hết tuổi lao động (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) thì được hưởng trợ cấp hàng tháng.Những người thuộc diện trên mà hết tuổi lao động trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành thì được hưởng trợ cấp kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2010”.

Như vậy, trong trường hợp này bố bạn không thuộc đối tượng hưởng trợ cấp mất sức lao động theo quy định tại Quyết định 60-HĐBT và Quyết định 812/TTg nêu trên và không đủ điều kiện hưởng lại trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 613/QĐ-TTg thì sẽ không được hưởng trợ cấp mất sức lao động. Nếu bố bạn bị bệnh và phải thường xuyên điều trị, bạn có thể đăng ký mua thẻ BHYT cho bố bạn để được cơ quan BHXH thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.