Tư vấn pháp luật: chi phí đi xuất khẩu lao động

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn về chi phí đi xuất khẩu lao động.

Hỏi: Tại sao khi đi người dân chỗ em lại trả 1 chi phí rất cao khi mà giấy tờ đều tự chuẩn bị riêng.Em thấy nếu vé máy bay sang bên nước ngoài cụ thể là Nhật Bản và Hàn Quốc thì không cao. Trong khi đó chi phí nếu ban đầu sang bên nước ngoài cũng tự mang theo. Tại sao khi người dân muốn đi lại trả 1 cái giá từ 250-300 tr đồng. Cho em hỏi là cái giá đó là do đâu mà ra. Embiết là phải trả cho công ty VN làm cho mình đi. Cho em hỏi muốn mình tự đi sang bên đó làm việc thì có cần phải thông qua một công ty nào ở VN không khi mà chuẩn bị đầy đủ giấy tờ. Và liên hệ việc làm bên nước ngoài.(Nguyễn Thanh - Hải Dương)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất, về việc chi phí sang xuất khẩu tại Nhật Bản và Hàn Quốc

Hiên tại chi phí đi xuất khẩu lao động làm việc tại Nhật Bản và Hàn Quốc tùy thuộc vào từng công ty tuyển chọn. Chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản dần thuần về xuất khẩu lao động, các công ty môi giới thường để cạnh tranh khách cũng phải bỏ ra rất nhiều chi phí cũng nguồn lực đế có thể tìm được một đối tác Nhật Bản có thể tiếp nhận lao động phổ thông Việt Nam.

Với một số tiền nhất định như: 130 triệu bạn hoàn toàn có thể tham gia đơn hàng ở hầu hết các công ty, tuy nhiên đối với các hợp đồng dài hạn như 3 năm thì ngoài khoản chi phí đơn hàng còn khoản chi phí đặt cọc theo quy định là 3000USD ký quỹ ngân hàng. Để làm chọn thủ tục để đi được có thể bạn sẽ phải vay khoản này, tuy nhiên khoản ký quỹ này người lao động được nhận lại toàn bộ kèm theo lãi suất sau 3 năm nếu về đúng hạn.

Các hợp đồng 6 tháng, 1 năm, 2 năm thì khoản chi phí này hoàn toàn có thể đủ để trang trải chi phí tham gia chương trình xuất khẩu lao động. Hiện tại chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản thông qua visa thực tập kỹ năng chỉ được đi 1 lần (ngoại trừ ngành xây dựng). Do vậy khi quyết định đi các đơn hàng ngắn hạn người lao động nên xem xét kỹ về khả năng tài chính cũng như nguyện vọng bản thân.

Như vậy, tùy từng công ty tuyển chọn bạn họ có những yêu cầu và tuyển chọn khác nhau nên mức phí sẽ là khác nhau, có thể cao hoặc có thể thấp.

Bên cạnh đấy, các công ty này họ chủ yếu là bên mô giới, chính vì vậy, chi phí họ bỏ ra để đưa một người Việt Nam sang nước ngoài để du học hoặc làm việc đã bao gồm chi phí tư vấn, phí dịch vụ mô giới cũng như các chi phí khác như chi phí cho bạn học tập và chi phí đi lại.

Thứ hai, vấn đề bạn muốn mình tự đi sang bên đó làm việc thì có cần phải thông qua một công ty nào ở VN không khi mà chuẩn bị đầy đủ giấy tờ. Và liên hệ việc làm bên nước ngoài.

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác."

"Điều 6 Nghị định 75/2014/NĐ-CP về trình tự, thủ tục tuyển người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài:1. Khi có nhu cầu sử dụng người lao động Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài phải gửi văn bản đề nghị tuyển người lao động Việt Nam đến tổ chức có thẩm quyền tuyển, quản lý người lao động Việt Nam. Trong văn bản phải nêu rõ yêu cầu về vị trí việc làm, số lượng, trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, ngoại ngữ, thời hạn cần tuyển; quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam và của tổ chức, cá nhân nước ngoài trong quá trình làm việc và khi thôi việc đối với từng vị trí việc làm cần tuyển.2. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân nước ngoài thì tổ chức có thẩm quyền tuyển, quản lý người lao động Việt Nam có trách nhiệm tuyển chọn, giới thiệu người lao động Việt Nam theo đề nghị của tổ chức, cá nhân nước ngoài.3. Hết thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều này mà tổ chức có thẩm quyền tuyển, quản lý người lao động Việt Nam không tuyển chọn, giới thiệu được người lao động Việt Nam theo đề nghị của tổ chức, cá nhân nước ngoài thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được trực tiếp tuyển người lao động Việt Nam.4. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc sau khi ký kết hợp đồng lao động, tổ chức, cá nhân nước ngoài phải thông báo bằng văn bản kèm bản sao hợp đồng lao động đã ký kết với người lao động Việt Nam cho tổ chức có thẩm quyền tuyển, quản lý người lao động Việt Nam."

Như vậy, qua các quy đinh của pháp luật ta thấy nếu người lao động Việt Nam muốn làm việc tại tổ chức hay cá nhân của nước ngoài thì phải thông qua tổ chức có thẩm quyền tuyển, quản lý người lao động Việt Nam. Vấn đề của bạn chưa có quy định chi tiết nên hiện tại chúng tôi chưa thể có câu trả lời chắc chắn cho bạn.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.