Tư vấn hôn nhân: Ly hôn không có giấy đăng ký kết hôn cần thủ tục gì?

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn trường hợp ly hôn không có giấy đăng ký kết hôn cần thủ tục gì.

Hỏi: Tôi và vợ tôi kết hôn, có tổ chức đám cưới và chung sống với nhau được 30 năm, chúng tôi có với nhau 02 đứa con, nhưng chúng tôi không làm giấy đăng ký kết hôn. Nay do không hợp nhau nên chúng tôi vẫn ở chung nhà nhưng ăn riêng, sống ly thân. Tôi muốn ly hôn thì có phải đưa ra tòa không? (Hoàng Oanh - Hà Nội)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Đào Thị Thu Hường - Tổ Tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo như thông tin mà bạn cung cấp cho chúng tôi thì bạn và vợ bạn kết hôn, có tổ chức đám cưới và chung sống với nhau được 30 năm, hai vợ chồngcó với nhau 2 đứa con, nhưng không làm giấy đăng ký kết hôn. Nay do không hợp nhau nhưngvẫn ở chung nhà nhưng ăn riêng, sống ly thân vàbạnmuốn ly hôn.Với trường hợp này, hai vợ chồng có thể tiến hành hòa giải tại cơ sở. Nếu hòa giải thành thì không phải ra Tòa giải quyết.

Theo pháp luật về hòa giải cơ sở, việc ly hôn có thể hòa giải từ nội bộ gia đình, cộng đồng dân cư; từ thôn, ấp, bản, làng đến UBND xã, thị trấn (nếu ở nông thôn); hòa giải từ tổ dân phố, khu phố, đến UBND phường (nếu ở đô thị). Ngoài ra, việc hòa giải ở cơ sở cũng có thể được tiến hành ở cơ quan làm việc của cả vợ, chồng. Theo điều 52Luật hôn nhân gia đình 2014 ởthì việc hòa giải ở cơ sở là không bắt buộc, tuy nhiên không thể phủ nhận vai trò to lớn của hoạt động này. Hòa giải ở cơ sở với hòa giải viên là những người gần gũi, gắn bó với vợ, chồng nên hiểu rõ nhất về con người, tính cách của mỗi người cũng như quan hệ hôn nhân.Từ đó, có thể đưa ra những lời khuyên đúng đắn và cần thiết nhất cho những người trong cuộc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiện nay hoạt động hòa giải ở cơ sở chưa đạt được hiệu quả, hầu như chỉ mang tính “hình thức”, khả năngvợ chồng quay lại với nhau sau khi được hòa giải ở cơ sở là không nhiều.

Khi hòa giải ở cơ sở không thành, bạncó quyền nộp đơn ly hôn trực tiếp cho tòa án. Điều 54Luật hôn nhân gia đình năm 2014chỉ rõ: “Sau khi thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án phải tiến hành hòa giải theo thủ tục tố tụng dân sự”.

Khác với hoạt động hòa giải ở cơ sở, hòa giải tại Tòa án là một thủ tục bắt buộc, kể cả khi hai bên thuận tình ly hôn. Trong trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành, các bên đồng ý ly hôn, tòa sẽ hòa giải để các bên thỏa thuận vấn đề nuôi con, cấp dưỡng nuôi con, chia tài sản, nợ chung… Nếu các bên thỏa thuận được, Tòa án sẽ lập biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn. Sau bảy ngày kể từ ngày lập biên bản, nếu các bên vẫn không thay đổi ý kiến, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự. Nếu hai bên không thỏa thuận được thì Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng dân sự.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.