Tư vấn đòi quyền nuôi dưỡng?

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con.

Hỏi: Vào năm 2014, khi bé mới được 01 tuổi rưỡi thì chị dâu em bỏ chồng, bỏ con mà đi. Trong thời gian từ lúc chị bỏ đi là năm 2014 đến năm 2015, chị không hề gọi điện hỏi thăm bé hay gửi tiền chu cấp cho bé. Đến khoảng giữa năm 2015 thì chị có liên lạc và đi lại với gia đình em, để gặp bé.Một thời gian sau mẹ em nghĩ là bé ở với mẹ sẽ tốt hơn, nên đầu năm 2016 anh chị em mới làm đơn ly hôn (thời gian trước được coi là ly thân) và quyền nuôi bé thuộc về chị dâu em. Chị ý mới lấy chồng nữa và chị muốn tách tịch của bé ra khỏi hộ khẩu nhà em,muốn đổi tên bé và đưa bé vào Nam sống.Nhưng theo em được biết thì từ tháng 01/2016, chị dâu em đã không cho bé đi học,khi em hỏi thì chị bảo là sắp cho bé vào miền Nam nên sợ đi học rồi dở dang việc học của bé. Emthấy việc đó hoàn toàn là vô lý. Em muốn hỏi là việc mẹ bé thay đổi tên họ cho bé có đúng quy định pháp luật không? Việc mẹ bé đã bỏ bé đi và khi giải quyết ly hôn mẹ bé được phép nhận nuôi bé có trái với quy định pháp luật không? Về việc học tập của bé, nếu bây giờ gia đình em đâm đơn kiện chị dâu em vi phạm quyền được học tập và giáo dục trẻ em liệu có được không? Và làm thế thì gia đình em có giành lại được quyền nuôi bé không? (Mạnh Đạt - Thái Bình)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Đào Thị Thu Hường - Tổ Tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Về vấn đề đổi tên cho bé, theo Điều 27, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:

“1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây: a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.2. Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.3. Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ”.

Do vậy, chị dâu bạnhoàn toàn có thể thay đổi họ tên cho con.Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 88Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014thì “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng”. Mặt khác, cháu bé hiện vẫn đang mang họ của người cha nên nếu muốn thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ thì về nguyên tắc phải có được sự đồng ý của cả cha và mẹ. Mặc dù anh chị bạn đã ly hôn và chị bạn có quyền nuôi dưỡng đứa bénhưng việc này không làm ảnh hưởng đến quyền của người cha đối với đứa con chung. Do đó, nếu chồng cũ chị không đồng ý với việc thay đổi họ cho con thì chị không thể thay đổi họ tên của con chị.

Về vấn đề nuôi con của chị dâu bạn có hợp pháp không, khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình quy định: "Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con". Như vậy, việc ai có quyền nuôi con phụ thuộc vào thỏa thuận của vợ chồng hoặcquyết định của tòa án căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con, không liên quan gì đến vấn đề mẹ bé đã bỏ đi trước khi giải quyết ly hôn.

Về việc học tập của bé, khoản 1Điều 72Luật hôn nhân gia đìnhquy định: "Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con". Tuy nhiên, trong trường hợp này,chị dâu bạn có lý do tạm thời không cho bé đi học.

Về vấn đề thay đổi người nuôi dưỡng bé, theo"Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn: 1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. 2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây: a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con; b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. 3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên. 4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự. 5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con: a) Người thân thích; b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; d) Hội liên hiệp phụ nữ".

Căn cứ điểm a khoản 5 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình, bạn có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Tuy nhiên, với lý do bạn nêu, rất khó để thay đổi người nuôi bé.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật giấy phép kinh doanh mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.