Tòa án triệu tập hòa giải mấy lần khi ly hôn đơn phương?

Tư vấn hôn nhân

Hỏi: Vợ chồng em sống với nhau được 13 năm, có một con gái, bao năm vất vả nhưng đều vượt qua được, nhưng vào thời điểm năm 2013 chồng em chuyển công việc qua tỉnh khác làm, em một mình nuôi con,khoảng một năm sau thi em cũng lên ở gần chồng, con em gửi cho bà ngoại chăm sóc. Gần đây nghe một số tin là chồng e ngoại tình nhưng em không tin, đến khi tòa án gọi em lên hòa giải đợt đầu em mới biết chồng em đơn phươg ly hôn.Emthật sự hoang mang và sốc với tin này, và qua tìm hiểu thì em biêt chồng em và ngườikia chuẩn bị làm đám cưới,chỉ chờ ly hôn xong nửa thôi. Emhoang mang quá, thực sự em khôngngờ ngườichồng mình lại phụ bạc như thế. Emthì khôngmuốn ly hôn vì con em tội nghiệp lắmvà tình cảm với chồng em vẩn còn. Em xin kính nhờ luật sư tư vấn cho e hiểu biết thêm về luật. Thứ nhất là tòa gọi em lên hòa giải như thế mấy lần?và thời gian đợt 1cách đợt 2 bao lâu?và trước khi cóquyết định vợ chồng em có được tòa cho ly thân không? Nếu có thì khoảng thời gian bao lâu? (Phương Trang - Hà Nội)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Đào Thị Thu Hường - Tổ Tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Dựa trên thông tin chịcung cấp cho chúng tôi, chúng tôi xin tư vấn vấn đề của chịnhư sau:Theo các quy định từ Điều 183 đến 187 Bộ Luật Tố tụng dân sự số 65/2011/QH12 sửa đổi của Quốc hội.thì hòa giải tại Tòa án phải gửi Thông báo phiên hòa giải cho các đương sự, thông báo về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải, nội dung các vấn đề hòa giải. Do đó, thời gian tiến hành hòa giải sẽ được quy định đối với từng sự nghiêm trọng của vụ ly hôn.

Theo Điều 179 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:"Điều 179.Thời hạn chuẩn bị xét xử1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án được quy định như sau:a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này, thời hạn là bốn tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 29 và Điều 31 của Bộ luật này, thời hạn là hai tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá hai tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a và một tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.2. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, tuỳ từng trường hợp, Toà án ra một trong các quyết định sau đây:a) Công nhận sự thoả thuận của các đương sự;b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án;c) Đình chỉ giải quyết vụ án;d) Đưa vụ án ra xét xử.3. Trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng".

Như vậy, thời hạn xét xử hôn nhân gia đình là 4 tháng kể từ ngày thụ lý. Nếu quá thời hạn này mà Tòa án không giải quyết cho bạn, bạn có thể khiếu nại tới cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.

Tiếp đó,Khi vụ án được đưa ra xét xử, đương sựcó quyền và nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Trong trường hợp đương sựkhông tham gia phiên tòa khi được tòa án triệu tập thì xử lý theo quy định tại Điều 199 Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi 2011):

- Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự biết việc hoãn phiên tòa.

- Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì xử lý như sau: Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

Ly thân là việc vợ chồng không chung sống cùng nhau nhưng quan hệ hôn nhân vẫn tồn tại. Việc ly thân như thế nào do vợ chồng tự quyếtđịnh có thể phân chia tài sản hoặc con cái ngay khi ly thân. Vì vậy, về việc ly thân bạn không cần làm bất cứ thủ tục nào và tòa án không có thẩm quyền quyết định ly hôn giữa vợ chồng.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.