Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp năm 2014

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn về các trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh về hồ sơ, các bước thủ tục nộp tại cơ quan nhà nước theo Luật Doanh nghiệp 2014.

Nhìn chung, thủ tục đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh tương đối đơn giản, pháp luật cũng đã có những hướng dẫn cụ thể và chi tiết về vấn đề này.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thứ nhất, về phía các chủ đầu tư là cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình thì sẽ phải thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị một bộ hồ sơ hợp lệ bao gồm các loại giấy tờ sau:

Một là, giấy đề nghị đăng kí hộ kinh doanh.
Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
(i) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);
(ii) Ngành, nghề kinh doanh;
(iii) Sổ vốn kinh doanh;
(iv) Số lao động;
(v) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngàỵ cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Hai là, bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Số lượng hồ sơ mà các chủ đầu tư phải chuẩn bị thông thường là 01 bộ hồ sơ. Về nguyên tắc người thành lập hộ kinh doanh tự kê khai hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan đăng kí kinh doanh cấp huyện và nhận giấy hẹn trả kết quả.
Bước 3: Nhận kết quả và nộp lệ phí tại cơ quan đăng kí kinh doanh cấp huyện.

Thứ hai, về phía cơ quan đăng ký kinh doanh phải thực hiện các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ của các chủ thể thành lập hộ kinh doanh và trao giấy biên nhận, giấy hẹn cho chủ hộ.
Bước 2: Xem xét hồ sơ
Về nguyên tắc cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện chịu trách nhiệm về tính họp lệ của hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của người thành lập hộ kinh doanh, hộ kinh doanh. Do đó khi tiếp nhận hồ sơ từ phía các chủ thể thành lập hộ kinh doanh, cơ quan đăng kí kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ dựa trên các điều kiện sau: (i) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh; (ii) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định của pháp luật; (iii) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định

Căn cứ vào những điều kiện này, cơ quan đăng kí kinh doanh sẽ quyết định cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho hộ kinh doanh.

Bước 3: Cấp giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ, nếu xét thấy hồ sơ của các chủ thể thành lập hộ kinh doanh hợp lệ, cơ quan đăng kí kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho hộ kinh doanh. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

Bước 4: Gửi bản sao giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh cho các cơ quan có liên quan.
Theo quy định, định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.
Thông thường hộ kinh doanh sẽ được thực hiện hoạt động kinh doanh ngay khi được cấp giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh. Trừ các trường hợp kinh doanh trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì hộ sẽ chỉ được tiến hành kinh doanh kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.
Hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong các trường hợp sau:
(i) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo;
(ii) Không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
(iii) Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký;
(iv) Kinh doanh ngành, nghề bị cấm;
(v) Hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập kinh doanh thành lập;
(vi) Không báo cáo về tình hình kinh doanh của hộ kinh doanh theo quy định.

Luật gia Trần Mỹ Hạnh - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp.

Khuyến nghị:
  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi những ý kiến này có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: info@luatviet.net.vn, info@everest.net.vn.