Thời gian làm việc của giáo viên trường trung cấp nghề?

Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường: Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần. 2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ...

Hỏi: Tôi trúng tuyển vào ngạch giáo viên 15.113 được sở nội vụ gửi về công tác tại trường trung cấp nghề thị xã. Đây là loại hợp đồng có thời hạn 12 tháng. Nhưng vì nhà trường không có lớp dạy (không có một sinh viên nào do không tuyển sinh được), trong hoàn cảnh đó nhà trường chỉ kí hợp đồng với tôi khi tôi chấp nhận làm đủ 5 ngày/tuần (tức 40h/tuần). Đề nghị Luật sư tư vấn nhà trường làm như vậy có được không? (Hà Bình- Nam Định)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198.

Luật gia Lưu Thị Ngọc Anh - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Căn cứ Điều 104 Bộ luật lao động năm 2012 quy định thời giờ làm việc bình thường:

"Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường

1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.

3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành."

Theo quy định trên, nhà trường - người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền quy định thời giờ làm việc của người lao động. Hơn nữa, thời giờ làm việc người sử dụng lao động đặt ra là 40h/tuần, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Nói cách khác, việc làm của nhà trường trong khi thỏa thuận hợp đồng lao động là hợp lý.

Vì Sở Nội vụ gửi bạn về công tác tại trường trung cấp nghề thị xã, nên bạn phải tuân theo yêu cầu của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, vì nội dung hợp đồng ký kết với nhà trường không thỏa đáng, nên bạn hoàn toàn có quyền không ký hợp đồng lao động theo Điều 17 Bộ luật lao động năm 2012 về nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động:

"Điều 17. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.

2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội."

Theo đó, nếu bạn không ký hợp đồng với nhà trường, Sở Nội vụ phải có trách nhiệm sắp xếp một vị trí khác cho bạn để bạn có thể làm việc đúng với ngành nghề của mình.

Căn cứ vàoĐiều 1 Thông tư 47/2014/TT-BGDĐT về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Thông tư:

"Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định chế độ làm việc đối với giảng viên, bao gồm: Nhiệm vụ của các chức danh giảng viên; quy định về thời gian làm việc, giờ chuẩn giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

2. Thông tư này áp dụng đối với giảng viên tại các đại học quốc gia, đại học vùng, học viện, trường đại học, trường cao đẳng trong hệ thống giáo dục quốc dân (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục đại học) và các tổ chức, cá nhân có liên quan."

Vì bạn chỉ là giáo viên dạy ở trường trung cấp nghề nên trường hợp của bạn không áp dụng được Thông tư 47/2014/TT-BGDĐT.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6218, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.