Sự khác biệt giữa ly hôn thuận tình và đơn phương?

Trường hợp thuận tình ly hôn là do yêu cầu của hai bên vợ và chồng cùng đống ý ly hôn, thật sự tự nguyện ly hôn. Còn đơn phương ly hôn là do ý chí của một bên yêu cầu ly hôn.

Hỏi: Nhờ Luật sư tư vấn, tôi muốn hiểu rõ về việc thuận tình ly hôn và ly hôn mộtchiều (đơn phương) ngoài sự khác biệt là 2 bên thuận tình và ly hôn theo yêu cầu 1 bên thì sự khác nhau về việc chăm sóc con cái và phân chia tài sản như thế nào? (Tố Nga - Ninh Bình)
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198


Luật gia Trần Bảo Ngọc - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

- "Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu không thỏa thuận được hoặc tuy có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án quyết định”. (Điều 55)

-“Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn”. (Điều 56)

Trường hợp thuận tình ly hôn là do yêu cầu của hai bên vợ và chồng cùng đống ý ly hôn, thật sự tự nguyện ly hôn. Còn đơn phương ly hôn là do ý chí của một bên yêu cầu ly hôn.

Cả hai trường hợp này Toàn án đều bắt buộc phải tiến hành hòa giải, nếu hòa giải không thành thì mới tiến hành giải quyết cho ly hôn.

Nhưng trong thuận tình ly hôn, do tính chất của việc hai bên đã thỏa thuận được về việc ly hôn nên thường đã có thỏa thuận trước về chia tài sản và người chăm sóc con cái. Khi đã có thỏa thuận của hai bên, Tòa án công nhận sự thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận về chia tài sản, con cái. Nếu không có thỏa thuận thì có thể yêu cầu Tòa án chia tài sản và giải quyết người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng…

Còn đơn phương ly hôn, tính chất của nó là do ý chí của một bên đứng ra yêu cầu ly hôn nên thường không đạt được các thỏa thuận về tài sản và con cái. Trường hợp này Tòa án tiến hành hòa giải, các bên có thể có thỏa thuận về chia tài sản và người nuôi con.

Cho dù chia tài sản và con cái trong trường hợp thuận tình ly hôn hay đơn phương ly hôn thì hai bên đều có quyền tự thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết. Nhưng thủ tục giải quyết việc đơn phương ly hôn thường sẽ lâu hơn thuận tình ly hôn bởi nhiều nguyên nhân mang tính khách quan: Bị đơn (người không muốn ly hôn) không ra tòa án; thường xảy ra tranh chấp tài sản, quyền nuôi con...; một bên bỏ đi mất tích không rõ địa chỉ....Trong những trường hợp đó thẩm phán thường ra quyết định tạm đình chỉ vụ án đây cũng là một trong những nguyên nhân kéo dài thời hạn giải quyết vụ việc.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.