Logo của thương hiệu ô tô nổi tiếng trên thế giới và việc bảo vệ nhãn hiệu này tại Việt Nam

Những logo của những thương hiệu ô tô nổi tiếng xuất phát từ chính tên người sáng lập, địa điểm nhà máy, thậm chí nó còn lấy cảm hứng từ chính những hình ảnh trong cuộc sống: mẫu giấy dán tường, huy hiệu, chữ thập đỏ, chú ngựa chiến, con bò vàng, hình viên kim cương...

Những hãng xe nổi tiếng thường đặc trưng bởi: kiểu dáng ấn tượng, phong cách lịch lãm, dung tích xi-lanh lớn, nội thất sang trọng cùng những tiện nghi cao cấp... Và tất nhiên không thể không kể đến những biểu tượng đặc trưng đã góp phần làm nên tên tuổi của những dòng xe nổi tiếng này.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Những logo của những thương hiệu ô tô nổi tiếng không chỉ xuất phát từ chính tên người sáng lập, địa điểm nhà máy mà thậm chí còn lấy cảm hứng từ chính những hình ảnh trong cuộc sống như: mẫu giấy dán tường, huy hiệu, chữ thập đỏ, chú ngựa chiến, con bò vàng, hình viên kim cương...

Những biểu tượng thương hiệu ô tô nổi tiếng trên thế giới.

- Rolls Royce:

Rolls Royce
Rolls Royce

Ý nghĩa tên gọi và logo của Rolls Royce khá thú vị. Logo của xe là một chữ R kép, chính là tên viết tắt họ của hai người sáng lập ra mác xe này vào năm 1904: Charles Rolls và Henry Royce. Cùng với logo, bức tượng nổi tiếng gắn trên lưới tản nhiệt cũng là nét độc đáo của Rolls Royce.

- BMW:

BMW
BMW

Trong suốt Thế chiến thứ nhất, BMW là nhà cung cấp chính các động cơ máy bay cho chính phủ Đức, nên biểu tượng này còn được cho là tượng trưng cho cánh quạt máy bay quay tròn của Bavarian Luftwaffe thời bấy giờ chỉ có hai màu sắc đặc trưng.

- Ettore Bugatti:

Ettore Bugatti
Ettore Bugatti

Hãng siêu xe nước Pháp, nổi tiếng với "ông hoàng tốc độ" Veyron, được sáng lập bởi một nhà điêu khắc người Italy có niêm đam mê tột độ với xe hơi với cái tên đúng như đã đặt cho hãng đến tận bây giờ, Ettore Bugatti.

- Suzuki:

Suzuki
Suzuki

Suzuki thành lập năm 1909 bởi Michio Suzuki với cái tên Loom Company (Công ty khung cửi Suzuki) chuyên cung cấp khung cửi cho thị trường Nhật Bản. Năm 1929 bắt đầu xuất khẩu những sản phẩm đầu tiên.

- Chevrolet:

Chevrolet
Chevrolet

Cái tên Chevrolet cũng chính là tên nhà đồng sáng lập ra hãng xe này. Biểu tượng Chevrolet được người sáng lập William C. Durant phác thảo vào cuối năm 1913 và được nhiều người cho rằng nó được lấy cảm hứng từ một mẫu giấy dán tường.

- Cadillac:

Cadillac
Cadillac

Logo của Cadillac chính là huy hiệu của nhà chỉ huy quân đội đồng thời là một nhà thám hiểm nổi tiếng xứ Pháp, ông Antoine de la Mothe Cadillac. Biểu tượng này gồm vương miện nhỏ ở phía trên và huy hiệu của dòng họ Cadilac nằm ở chính giữa, bao quanh là vòng nguyệt quế được cách điệu bằng vòng hoa tulip.

- Audi:

Audi
Audi

Năm 1932, 4 nhà sản xuất ôtô là Audi, Horch, DKW và Wanderer đã hợp nhất thành Auto Union, với biểu tượng của Auto Union là bốn vòng tròn móc vào nhau. Đến năm 1985 Auto Union đã trở thành Audi mà chúng ta biết đến ngày nay.

- Fiat:

FIAT
FIAT

Fiat là các chữ cái đầu của Fabbrica Italiana Automobili Torino (Italian Automobile Factory of Turin). Trải qua những thăng trầm của hơn một thế kỷ tồn tại, hãng e từng một thời là số 1 châu Âu đã thay đổi tới 14 logo.

- Chrysler:

Chrysler
Chrysler

Chrysler đặt theo tên nhà đồng sáng lập Walter P. Chrysler với logo “Ngôi sao 5 cánh”. Logo này không được sử dụng kể từ sau khi Chrysler sáp nhập với Daliler vào năm 1998. Đến 2007, Chrysler được chuyển nhượng cho Cerberus và logo cũ lại được hồi sinh. Cuối năm 2014, Fiat (chủ sở hữu mới của Chrysler) đã lên kế hoạch để đưa logo đó vào bảo tàng.

- Ferrari:

Ferrari
Ferrari

Ferrari S.p.A. do Enzo Ferrari sáng lập năm 1929, với tên gọi ban đầu là Scuderia Ferrari. Nền vàng của chiếc logo Ferrari chính là màu sắc đặc trưng của thành phố Modène, Ý. Còn chú ngựa chiến lồng lên là chiến lợi phẩm từ một phi công lái máy bay tiêm kích đã bắn rơi một chiếc máy bay của Đức mang về tặng.

- Honda:

Honda
Honda

Honda ra đời vào năm 1948. Người sáng lập nên thương hiệu Honda để rồi sau đó cho ra đời những dòng ôtô Honda Nhật mạnh mẽ chính là ông Soichiro Honda. Logo của hãng vẫn mang chữ H, tên của nhà sáng lập thương hiệu này cho đến ngày nay.

- Toyota:

Toyota
Toyota

Sakichi Toyoda là người sáng lập công ty, nhưng trong tiếng Nhật Toyoda lại có 10 nét viết, còn Toyota lại chỉ có 8 nét, 8 là con số đẹp theo quan niệm người Nhật. Logo ngày nay mà Toyota sử dụng ra đời từ năm 1990, gồm 3 hình êlip lồng vào nhau và được sắp xếp theo 3 hướng khác nhau, tượng trưng cho 3 trái tim và mang nhiều ý nghĩa.

- Lamborghini:

Lamborghini
Lamborghini

Lamborghini là tên họ của người đã sáng lập ra nhãn hiệu “con bò vàng” - Ferrucio Lamborghini. Logo của Lamborghini là một chú bò mộng, nhiều người cho rằng logo này biểu tượng cho sức mạnh và tốc độ. Nhưng thực tế, nó biểu thị cho ngày tháng sinh của người sáng lập. Đơn giản vì Ferruccio Lamborghini thuộc cung Kim Ngưu.

- Hyundai:

Hyundai
Hyundai

Hyundai trong tiếng Hàn có nghĩa là hiện đại hoặc thời hiện đại. Hyundai được thành lập vào năm 1947. Ngày nay, Hyundai được xem là hãng sản xuất ôtô lớn nhất Hàn Quốc và đứng thứ 5 thế giới về doanh số bán hàng năm.

- Mecerdes:

Mecerdes
Mecerdes

Thương hiệu xe Mecerdes được thành lập từ sự hợp nhất giữa Daimler và Benz vào năm 1926. Logo của hãng xe Mecerdes biểu trưng cho tham vọng và ước mơ cháy bỏng đưa sản phẩm thống trị ở khắp mọi nơi: mặt đất, dưới biển và cả trên bầu trời.

- Nissan

Nissan
Nissan

Nissan đầu tiên được biết đến dưới cái tên Nippon Sangyo (công nghiệp Nhật Bản), sau này viết gọn thành Nissan. Đây là một nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản trước kia bán xe dưới nhãn mác Datsun – cho tới năm 1983.

- Ford:

Ford
Ford

Để tôn vinh tên hãng xe và thể hiện sự tự tôn của mình mà trong tất cả các thiết kế logo Ford luôn nhất quán đặt tên hãng trong logo. Đó cũng chính là tên nhà sáng lập ra hãng Ford, huyền thoại của nền công nghiệp ôtô Mỹ cũng như thế giới, Henry Ford.

- Porsche:

Porsche
Porsche

Người sáng lập công ty là Ferdinand Porsche, một kỹ sư ôtô người Áo. Logo của Posche là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của mọi thời đại, hình ảnh con ngựa phi trên chiếc Ferrari cùng biểu tượng thành phố Stuttgart, Đức.

- Renault:

Renault
Renault

Ban đầu, logo của hãng xe Pháp này là tên các anh em nhà Renault: Louis, Ferdinand và Marcel. Tiếp đó, hình xe tăng được thay thế vào các năm sau đó tượng trưng cho thời kỳ hãng làm xe tăng hạng nhẹ cho các nước đồng minh. Cuối cùng, chữ Renault và biểu tượng hình viên kim cương vững chắc và sáng lóa được duy trì tới tận ngày nay.

- Volkswagen:

VW
VW

Volkswagen có nghĩa là "xe của nhân dân" trong tiếng Đức, công ty thuộc chính phủ Đức thời Hitler khi mới ra đời. Điều thú vị là logo VW được cho là thiết kế của Franz Xavier Reimspiess, 1 nhân viên của Porsche.

Một số quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo hộ nhãn hiệu ô tô nổi tiếng ở Việt Nam.

Quy định hiện hành của pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam (phù hợp với
thông lệ chung), những nhãn hiệu ô tô nổi tiếng (nêu trên) đương nhiên được bảo hộ, không phụ thuộc vào việc nhãn hiệu này có được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam hay không. Một số quy định của Luật Sở hữu trí tuệ có liên quan đến vấn đề này là:

- Khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng: "Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam" (khoản 20
Điều 4).

- Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau: "Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký" (điểm a khoản 3
Điều 6).

- Khả năng phân biệt của nhãn hiệu: "Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây: ... i) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng" (điểm i khoản 2
Điều 74).

- Các tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng: "1- Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo; 2- Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành; 3- Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp; 4- Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu; 5- Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; 6- Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu; 7- Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng; 8- Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu" (
Điều 75).

- Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp: "Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng. Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng" (khoản 1
Điều 121).

- Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý: "Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng" (điểm d
khoản 1 Điều 129).

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@everest.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.