Khai thác cát trái phép bị xử phạt như nào?

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 7 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm: “Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên”.

Hỏi: Trên địa bàn xã có một số hộ khai thác cát trái phép trên suối vậy hành vi vi phạm trên là như thế nào? Đề nghị Luật sư tư vấn, Uỷ ban nhân dân xã có thẩm quyền xử lý như thế nào và mức phạt cho hành vi khai thác cát trái phép? (Trương Hoa - Thái Nguyên)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phùng Thị Huyền - Tổ tư vấn pháp luật hành chính Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 7 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm: “Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên”. Do vậy mà việc khai thác cát trái phép là hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.

Thẩm quyền xử lý của Uỷ ban nhân dân xã được căn cứ vào Khoản 3 Điều 143 Luật Môi Trường năm 2014:

“a) Xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn; vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước; hướng dẫn việc đưa tiêu chí về bảo vệ môi trường vào đánh giá thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu dân cư và gia đình văn hóa; b) Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường theo ủy quyền; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân; c) Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp; d) Hòa giải tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định của pháp luật về hòa giải; đ) Quản lý hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn; e) Hằng năm, tổ chức đánh giá và lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường; g) Chủ trì, phối hợp với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tổ chức công khai thông tin về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với cộng đồng dân cư; h) Chịu trách nhiệm trướcỦy bannhân dân cấp huyện nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn”.

Về việc xử lý hành vi khai thác cát trái phép, căn cứ Khoản 1 Điều 160 Luật Môi trường năm 2014:

“Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức và cá nhân khác, có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại và xử lý theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan”.

Mặt khác theo Khoản 4 Điều 165 Luật Môi trường 2014 quy định về việc tính chi phí thiệt hại về môi trường:

“a) Chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của các thành phần môi trường; b) Chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường; c) Chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt hại; d) Thăm dò ý kiến các đối tượng liên quan; đ) Tùy điều kiện cụ thể có thể áp dụng một trong những biện pháp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này để tính chi phí thiệt hại về môi trường, làm căn cứ để bồi thường và giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường”.

Do vậy việc xử lý hành vi khai thác cát trái phép của Uỷ ban nhân dân xã cần thỏa mãn các quy định trên của pháp luật (Luật Môi Trường năm 2014).

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.