Đốt rừng làm nương rẫy bị xử phạt như thế nào?

Người có hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng bị xử phạt như sau: 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: ...

Hỏi: Nhà tôi ở trên vùng cao, thông tin, kiến thức còn kém nên bố tôi thi thoảng lên núi đốn cây, đốt rừng làm nương rẫy, trong một lần đi làm nương, bố tôi bị kiểm lâm bắt giữ vì hành vi chặt phá rừng trái phép. Đề nghị Luật sư tư vấn, theo quy định pháp luật thì hành vi của bố tôi bị xử phạt như thế nào? (Nguyễn Nhung - Bắc Kạn)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Yến - Tổ tư vấn pháp luật hành chính của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Khoản 2 Điều 15 nghị định số: 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. vi phạm các quy định chung của nhà nước về bảo vệ rừng: "Người có hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng bị xử phạt như sau: 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Đốt lửa, sử dụng lửa không đúng quy định của Nhà nước trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt rừng đặc dụng. b) Đốt lửa, sử dụng lửa ở các khu rừng dễ cháy, thảm thực vật khô nỏ vào mùa hanh khô. c) Đốt lửa, sử dụng lửa gần kho, bãi gỗ khi có cấp dự báo cháy rừng từ cấp III đến cấp V. d) Đốt lửa, sử dụng lửa để săn bắt động vật rừng, lấy mật ong, lấy phế liệu chiến tranh. đ) Đốt nương, rẫy, đồng ruộng trái phép ở trong rừng, ven rừng. e) Không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng khi được phép sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và bảo quản, sử dụng chất cháy trong rừng và ven rừng”.

Điều 189 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, quy định về Tội huỷ hoại rừng: "1. Người nào đốt, phá rừng trái phép rừng hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; c) Hủy hoại diện tích rừng rất lớn; d) Chặt phá các loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục quy định của Chính phủ; đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Hủy hoại diện tích rừng đặc biệt lớn; b) Hủy hoại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm".

Theo quy định của pháp luật, hành vi chặt, đốt rừng làm nương rẫy của bố anh (chị) sẽ bị xử phạt hành chính cũng như có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại rừng nếu gây hậu quả nghiêm trọng và tái phạm khi đã bị xử phạt hành chính. Tùy theo mức độ vi phạm, hành vi đốt rừng làm nương rẫy của bố anh (chị) sẽ bị xửu phạt theo quy định của pháp luật.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.