Điều kiện nâng bậc lương có căn cứ vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội không?

Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên

Hỏi: Tôi đang làm ở 1 công ty nhà nước, đang trong thời gian hợp đồng 2 năm, bậc lương 1,8. Trước khi vào làm công ty nhà nước tôi có đi làm ngoài được 3 năm, nhưng chỉ được đóng bảo hiểm xã hội được 2 năm. Khi ký hợp đồng với công ty nhà nước, họ nói nếu lúc trước đóng bảo hiểm được 3 năm thì sẽ ăn mức lương 2,8 nhưng khi đó tôi chỉ mới đóng được 2 năm nên họ cho mức 1,8. Đến tháng 5/2017 này là hết hợp đồng 2 năm. Khi hết hợp đồng 2 năm thì sẽ ký lại hợp đồng không thời hạn. Đến lúc đó tôi đã đóng bảo hiểm được 4 năm (2 năm ở công ty cũ và 2 năm ở công ty mới). Tôi có đủ điền kiện để được hưởng bậc lương 2,8 hay không? (Bá Thịnh – Đồng Nai)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Chu Hoàng Hải - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Về điều kiện xét nâng bậc lương đối với người lao động làm việc trong công ty nhà nước theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo bảng lương được quy định tại Thông tư 08/2013/TT-BNV. Chế độ nâng bậc lương thường xuyên được quy định tại Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV như sau:

“1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:
a) Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên:
Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;
Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;
Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương”.

Như vậy, tiêu chuẩn nâng bậc lương đối với người lao động là:
- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

Thời gian anh (chị) giữ bậc lương đã gần 2 năm, tùy thuộc vào ngạch, chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo của anh (chị) trong công ty và đạt đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thì tương ứng với thời gian trên sẽ được nâng bậc lương mà không phụ thuộc vào thời gian đóng bảo hiểm.

Khuyến nghị:

1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.