Công ty TNHH hai thành viên, đặc điểm pháp lý cần lưu ý

Nhằm giúp các doanh nghiệp hiểu rõ loại hình Công ty TNHH hai thành viên này, Công ty Luật TNHH Everest xin đưa ra những đặc điểm pháp lý cần thiết giúp doanh nghiệp tiếp cận và có cái nhìn tổng quan về loại hình doanh nghiệp sẽ và đang hoạt động.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là loại hình công ty có số lượng thành viên hạn chế, các thành viên cùng góp vốn, cùng quản lý, cùng chia lãi, cùng chịu lỗ dựa trên tỉ lệ phần vốn góp vào công ty.Công ty trách nhiệm hữu hạn được các nhà lập pháp thiết kế với mong muốn thiết lập một mô hình kinh doanh có thể khắc phục được những nhược điểm của công ty đối nhân và đối vổn, là một dạng “trung tính” mà các nhà đầu tư có thể lựa chọn.

Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Căn cứ pháp lý của Công ty TNHH hai thành viên trở lên


Khái niệm về công ty trách nhiệm hữu hạn của Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2014: "Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:(i) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;(ii) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật Doanh nghiệp;(iii) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các Điều 52, 53 và 54 của Luật Doanh nghiệp."

Mặc dù, chế độ trách nhiệm hữu hạn là đặc trưng của mô hình công ty đối vốn (công ty cổ phần) nhưng các nhà làm luật vẫn lẩy thuộc tính này để đặt tên cho mô hình công ty này là bởi hai lý do sau:

Một là, công ty TNHH hai thành viên trở lên có nhiều nét tương đồng với công ty đối nhân như hạn chế sự tham gia của người vào nội bộ, cơ chế hạn chế chuyển nhượng vốn. Vì vậy để phân biệt với chế độ trách nhiệm vô hạn của mô hình công ty đối nhân (thành viên họp danh công ty hợp danh), các nhà làm luật “nhấn mạnh” nét khác biệt chính là chế độ trách nhiệm hữu hạn trong kinh doanh của chủ sở hữu công ty.

Hai là, khẳng định nét tương đồng trong quy định về chế độ trách nhiệm của thành viên công ty trong mô hình công ty TNHH hai thành viên trở lên với mô hình công ty cổ phần. Như vậy, mô hình CTTNHH hai thành viên trở lên cũng mang tính đối vốn.

Từ đó, có thể thấy ràng công ty TNHH hai thành viên trở lên là mô hình công ty trung gian giữa công ty đối nhân và công ty đối vốn do vừa cỏ đặc điểm của công ty đối nhân vừa có đặc điểm của công ty đối vốn, song phổ biến vẫn được xếp vào nhóm các công ty đối vốn.Công ty TNHH hai thành viên trở lên có các đặc điểm cơ bản như sau:

Một là, thành viên của Công ty TNHH hai thành viên trở lên


Về bản chất, thành viên của công ty TNHH có tính liên kểt chặt chẽ với nhau thông qua việc cùng góp vốn và cùng quản lý công ty (thành viên công ty TNHH là thành viên Hội đồng thành viên, được quy định là người quản lý doanh nghiệp theo quy định hiện hành1). Do đó thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể là tổ chức hoặc cá nhân quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài, nhưng không thuộc các đối tượng bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp được quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014. số lượng thành viên từ 2 đến 50 thành viên trong suốt quá trình hoạt động. Đây là một trong những đặc điểm mang tính “đối nhãn” của công ty TNHH hai thành viên trở lên. Khi pháp luật đưa ra con số thành viên tối đa là 50 thành viên thì buộc các thành viên trong công ty phải lựa chọn, “chắt lọc” những người có mối liên hệ nhất định với các thành viên còn lại. Vì thế, thành viên tham gia công ty TNHH hai thành viên trở lên không mang tính “đại chúng” như mô hình công ty đối vốn (Công ty cổ phần chỉ quy định số thành viên tối thiểu chứ không quy định số thành viên tối đa). Điều này cũng cho thấy, công ty TNHH hai thành viên trở lên là loại hình công ty thích họp với quy mô vừa và nhỏ; pháp luật hạn chế sổ lượng thành viên tham gia vào loại hình này cũng là một cách đảm bảo cho sự vận hành ổn định và sự liên kết giữa các thành viên.

Hai là, tư cách pháp lý của Công ty TNHH hai thành viên trở lên


Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cũng như các mô hình công ty còn lại tại Việt Nam, pháp luật quy định công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân xuất phát từ hai lý do:

(i) Công ty TNHH đã đáp ứng đầy đủ những điều kiện của một tổ chức có tư cách pháp nhân như được thành lập họp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sán độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

(ii) Việc thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty TNHH là phù hợp với các quy định của các quôc gia khác vê mô hình công ty này. Theo đó, chính tư cách pháp lý độc lập của công ty TNHH dẫn đến việc trách nhiệm trong kinh doanh của công ty TNHH với thành viên của công ty cũng sẽ tách bạch với nhau.

Ba là, chế độ trách nhiệm tài sản của Công ty TNHH hai thành viên trở lên


(i) Chế độ trách nhiệm tài sản của công ty: Do có tư cách pháp nhân, công ty TNHH hai thành viên trở lên phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của công ty. Theo đó, khi thực hiện góp vốn vào công ty, các thành viên công ty phải thực hiện chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty. Tài sản của công ty bao gồm vốn điều lệ và các loại tài sản khác tạo lập được khi công ty vận hành.

(ii) Chế độ trách nhiệm tài sản của thành viên: về mặt bản chất, thành viên công ty TNHH sẽ được hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn khi tham gia vào công ty này. Điều đó có nghĩa rằng, nếu công ty bị phá sản, thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào công ty mà không ảnh hưởng tới những tài sản dân sự không bỏ vốn vào kinh doanh. Tuy nhiên, phần vốn góp của thành viên công ty TNHH không phải lúc nào cũng là phần vốn đã góp, mà có thể bao gồm cả phần vốn mà các thành viên cam kết góp nếu các thành viên thực hiện chế độ cam kết góp vốn vào công ty. Như vậy, trong trường hợp góp vốn đủ một lần, thành viên sẽ chỉ chịu trách nhiệm trong số vốn đã góp. Trong trường hợp thực hiện chế độ cam kết góp vốn, thành viên vẫn phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn cam kết góp bởi phần vốn chưa góp vẫn thuộc phần vốn điều lệ của công ty, tức là vẫn là tài sản thuộc sở hữu của công ty TNHH1. Tuy nhiên, nếu áp dụng theo quy định hiện hành về chế độ trách nhiệm của thành viên công ty TNHH, sẽ có thể gây ra những tranh cãi trong quá trình vận hành công ty TNHH. Cụ thể như sau:

(iii) Điểm b khoản 1 Điều 47 Luật Doanh nghiệp (2014) quy định thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 48. Theo đó, khoản 4 Điều 48 quy định, tại thời điểm thành lập công ty, thành viên có quyền cam kết góp vốn trong thời hạn 90 ngày, hết thời hạn này, nếu thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ sổ vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp, thành viên này vẫn phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đối vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên. Tuy nhiên, Điều 48 lại quy định về “Thực hiện góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp”, do đó, nếu thành viên cam kết tại thời điếm sau khi công ty được thành lập thì lại không thuộc phạm vi điều chỉnh của điều luật này.

(iiii) Điều 51 về nghĩa vụ thành viên cũng quy định thành viên phải: “Góp đủ, đúng hạn so von đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 48 của Luật này”. Như vậy, nếu áp dụng theo quy định hiện hành của Luật Doanh nghiệp 2014 có thể hiểu rằng:

Tại thời điểm thành lập công ty, thành viên công ty TNHH thực hiện cam kết góp vổn trong thời hạn tối đa 90 ngày;

Góp vốn tại thời điểm sau khi công ty đã thành lập, thành viên công ty TNHH sẽ thực hiện cam kết góp vốn tại bất cứ thời điểm nào theo thoả thuận với công ty.

Bốn là, cơ chế chuyển nhượng vốn của Công ty TNHH hai thành viên trở lên


Vì có sự hạn chế tham gia của người ngoài vào công ty TNHH, nên pháp luật cũng quy định việc chuyển nhượng vốn góp trong CTTNHH hai thành viên trở lên cũng phải theo trình tự nhất định. Ở công ty hợp danh, các thành viên hợp danh muốn chuyển nhượng vốn góp thì phải “được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại”1, như vậy, việc chuyển nhượng vốn là rất khó khăn. Ở công ty cổ phần, các cổ đông được ghi nhận quyền tự do chuyển nhượng cổ phần chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt. Ở công ty TNHH từ hai thành viên trở lên, pháp luật thiết kế cơ chế có tính trung gian.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên không tuyệt đối hoá quyền quyết định việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên dành cho các thành viên còn lại của công ty, mà các bên đều có “quyền và nghĩa vụ” tương ứng trong hoạt động này, dựa trên nguyên tắc vừa đảm bảo tính hạn chế chuyến nhượng vốn ra bên ngoài nhưng cũng đảm bảo quyền chuyến nhượng đối với vốn góp của thành viên, đó là, thành viên công ty TNHH có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác nhưng phải ưu tiên chào bán cho các thành viên còn lại trong công ty và chỉ được chào bán ra bên ngoài khi các thành viên còn lại không mua hoặc không mua hết.

Luật sư Nguyễn Duy Hội - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư Nguyễn Duy Hội - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Năm là, cơ chế huy động vốn của Công ty TNHH hai thành viên trở lên


Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể huy động vốn bằng cách: Huy động vốn góp: từ các thành viên hiện hữu, từ cá nhân, tổ chức có nhu cầu góp vốn; huy động vốn vay: từ các tổ chức cá nhân, phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, CTTNHH hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn từ công chúng.

Bài viết thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Duy Hội - Trưởng Chi nhánh Hà Nội của Công ty Luật TNHH Everest

Xem thêm:


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn đối với vấn đề của quý Vị, Quý vị vui lòng liên hệ với các luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.