Xử lý công trình xây dựng gây lún, nứt, hư hỏng công trình lân cận

Tổ chức, cá nhân có hành vi tổ chức thi công xây dựng vi phạm quy định về xây dựng gây lún, nứt, hư hỏng công trình lân cận; có nguy cơ làm sụp đổ hoặc gây sụp đổ công trình lân cận thì bị xử phạt VPHC, đồng thời bị ngừng thi công xây dựng để bồi thường thiệt hại

Hỏi: Hộ liền kề xây dựng nhà làm nứt tường và mái nhà của gia đình tôi, tôi đã nhiều lần trao đổi với họ nhưng không có kết quả. Đề nghị luật sư tư vấn, tôi có thể đề nghị cơ quan nhà nước buộc bên gây thiệt hại giải quyết bồi thường cho gia đình tôi được không, thủ tục như thế nào (Nguyễn Đức Hoàn, Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội)
1
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 19006198

Thạc sĩ, Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

Vấn đề ông hỏi đã được Bộ Xây dựng hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư số 02/2014/TT-BXD ngày 12.02.2014, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10.10.2013, như sau:

"Tổ chức, cá nhân có hành vi tổ chức thi công xây dựng vi phạm quy định về xây dựng gây lún, nứt, hư hỏng công trình lân cận; có nguy cơ làm sụp đổ hoặc gây sụp đổ công trình lân cận thì bị xử phạt VPHC theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP, đồng thời bị ngừng thi công xây dựng để bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP theo trình tự, thủ tục:

a) Sau khi biên bản VPHC được lập, nếu bên vi phạm và bên bị thiệt hại không tự thỏa thuận được và một bên có đơn yêu cầu thì Chủ tịch UBND cấp xã chủ trì việc thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại giữa hai bên. Hết thời hạn 07 ngày kể từ ngày thỏa thuận lần đầu không thành hoặc bên bị thiệt hại vắng mặt tại buổi thỏa thuận lần đầu mà không có lý do chính đáng, Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức thỏa thuận lần hai. Nếu bên bị thiệt hại tiếp tục vắng mặt (lần hai) không có lý do chính đáng thì bên vi phạm được tiếp tục thi công xây dựng sau khi chuyển khoản tiền tương đương mức thiệt hại gây ra vào tài khoản bảo lãnh tại ngân hàng. Chủ tịch UBND cấp xã quyết định mức tiền bảo lãnh;

b) Trường hợp thỏa thuận lần hai không thành, hai bên thống nhất mời một tổ chức độc lập, có tư cách pháp nhân để xác định mức độ thiệt hại làm cơ sở bồi thường. Trong thời hạn 07 ngày mà hai bên không thống nhất được việc mời tổ chức để giám định, Chủ tịch UBND cấp xã quyết định mời một tổ chức để giám định, chi phí do bên vi phạm chi trả;

c) Trong thời hạn 07 ngày mà một trong các bên không thống nhất với kết quả giám định, bên đó có quyền mời một tổ chức khác và tự chi trả chi phí. Trường hợp bên còn lại không thống nhất với kết quả lần hai, Chủ tịch UBND cấp xã quyết định mức bồi thường theo mức trung bình hai lần giám định;
d) Sau 30 ngày mà tổ chức giám định không cung cấp kết quả giám định, Chủ tịch UBND cấp xã quyết định sử dụng kết quả giám định ban đầu làm cơ sở xác định bồi thường thiệt hại. Bên gây thiệt hại có trách nhiệm mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và chuyển số tiền bồi thường vào tài khoản đó. Chủ tịch UBND cấp xã quyết định cho phép tiếp tục thi công xây dựng công trình khi bên gây thiệt hại đã thực hiện xong nghĩa vụ".

Bên bị thiệt hại không thống nhất với mức bồi thường thì có quyền khởi kiện tại Tòa án.Trường hợp công trình xây dựng có nguy cơ sụp đổ hoặc gây sụp đổ công trình lân cận thì Chủ đầu tư hỗ trợ tiền di chuyển và thuê chỗ ở tạm thời cho bên bị thiệt hại trong thời gian giải quyết.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.