Xin hỏi thủ tục đổi bằng lái nước ngoài sang Việt Nam?

Hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe quy định tại điều 57, 58 Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT.

Hỏi: Tôi là người Việt Nam, mang quốc tịch Việt Nam, tôi có bằng lái xe ô tô do Campuchia cấp. Tôi có tìm hiểu thủ tục đổi sang bằng lái Việt Nam. Vậy xin hỏi, tôi có thể dịch và công chứng bằng lái tại Đại sứ quán Việt Nam ở Campuchia để làm thủ tục đổi bằng lái không .Hay bắt buộc tôi phải đến Đại sứ quán Campuchia tại Việt Nam để dịch và công chứng.Tôi có bản dịch của đại sư quán Việt Nam tại Campuchia thì khi đi công chứng tại quận/huyện đã không được nơi nhận hồ sơ đổi bằng lái của Sở GTVT TP.HCM chấp nhận mà yêu cầu phải có công chứng của Đại sứ quán Campuchia tại Việt Nam. VIệc làm này có đúng không ạ ? (Quang Vũ - Phú Thọ)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Lê Thị Hồng Sơn - Tổ tư vấn pháp luật Giao thông của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe quy định tại điều 57, 58 Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT (sửa đổi bằng Thông tư số 38/2013/TT-BGTVT và Thông tư số 48/2014/TT-BGTVT):

“Điều 57. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài

1. Hồ sơ do người lái xe lập thành 01 bộ gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải (nơi đăng ký cư trú, lưu trú, tạm trú hoặc định cư lâu dài), bao gồm:

a) Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe (đối với người Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục 29 của Thông tư này; đối với người nước ngoài theo mẫu quy định tại Phụ lục 30 của Thông tư này);

b) Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc, đóng dấu giáp lai với bản sao chụp giấy phép lái xe; trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Đại sứ quán, Lãnh sự quán của quốc gia cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam xác minh;

c) Bản sao chụp hộ chiếu gồm phần số hộ chiếu, họ tên và ảnh người được cấp, thời hạn sử dụng và trang thị thực nhập cảnh vào Việt Nam, bản sao chụp giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng minh thư ngoại giao hoặc công vụ do Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp hoặc bản sao chụp thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy tờ xác minh định cư lâu dài tại Việt Nam đối với người nước ngoài;

Khi đến đổi giấy phép lái xe, người lái xe được cơ quan cấp giấy phép lái xe chụp ảnh và phải xuất trình hộ chiếu còn thời hạn, giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng minh thư ngoại giao hoặc công vụ do Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp, thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú hoặc giấy tờ xác minh định cư lâu dài tại Việt Nam và giấy phép lái xe nước ngoài để đối chiếu.

2. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe do cơ quan đổi giấy phép lái xe giao cho người lái xe quản lý là hồ sơ gốc, gồm các tài liệu ghi ở các điểm a, b, c, khoản 1 Điều này và giấy phép lái xe nước ngoài.

Hồ sơ do người lái xe lập thành 01 bộ gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải (nơi đăng ký cư trú, lưu trú, tạm trú hoặc định cư lâu dài)".

Vậy bạn có thể dịch bằng lái xe ở 1 rong hai đại sư quán ( VN tại campuchia hay Campuchia tại VN ) đều được .

Tuy nhiên bạn dịch bằng lái xe sang tiếng việt tại đại sứ quán nào thì phải được bảo chứng tại đaị sứ quán,lãnh sự quán đó . Ở đây , bạn dịch bằng lái xe tại ĐSQ Việt Nam tại Capuchia thì có thể hiểu rằng người dịch làm việc tại ĐSQ Việt Nam tại Campuchia , bằng lái được dịch ra cần phải được bảo chứng của ĐSQ Việt Nam tại Campuchia , trường hợp cơ quan tiếp nhận hồ sơ yêu cầu bạn nộp bản công chứng của DSQ Campuchia tại VN là trái với quy định của pháp luật .

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Giao thông mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.