Xây dựng thương hiệu thông qua bảo hộ nhãn hiệu

“Nhãn hiệu” đóng vai trò then chốt trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp, góp phần tạo dựng hình ảnh và danh tiếng của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp đó trong mắt khách hàng.

Tài sản sở hữu trí tuệ luôn luôn tồn tại xung quanh chúng ta và ngày càng phát huy vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế. Tên thương mại, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, phần mềm máy tính... đều là một trong những loại tài sản sở hữu trí tuệ, góp phần không nhỏ trong việc xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp. Nhãn hiệu là phần nổi, dễ nhận biết nhất. Cho nên, việc bảo hộ độc quyền đối tượng này nên được chú trọng đặc biệt để tránh tình trạng bị xâm phạm về quyền sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thông qua việc giúp phân biệt các doanh nghiệp với nhau và giữa sản phẩm của doanh nghiệp này với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, “nhãn hiệu” đóng vai trò then chốt trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp, góp phần tạo dựng hình ảnh và danh tiếng của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp đó trong mắt khách hàng.
Ví dụ:
i) Một hình ảnh hoặc danh tiếng tích cực về doanh nghiệp sẽ tạo nên mối quan hệ tin cậy. Niềm tin được xây dựng sẽ là cơ sở phát triển nhóm khách hàng trung thành với sản phẩm và nâng cao uy tín của doanh nghiệp về dài hạn.
ii) Thông thường, khi đã hài lòng, khách hàng thường có thiện cảm với nhãn hiệu nhất định. Khách hàng sẽ nhận ra sản phẩm/doanh nghiệp mang nhãn hiệu dựa trên bản sắc và hình ảnh của thương hiệu – những yếu tố phản ảnh một tập hợp các thuộc tính, lợi ích hay giá trị kỳ vọng.
iii) Thương hiệu cũng thể hiện hình ảnh văn hóa, cá tính và tuýp khách hàng liên quan đến sản phẩm mang nhãn hiệu hay thương hiệu đó.

Một là những vấn đề cơ bản về nhãn hiệu

“Nhãn hiệu” là dấu hiệu phân biệt hàng hóa được sản xuất hoặc dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.

Nhìn chung, nhãn hiệu là dấu hiệu có thể nhìn thấy được và có khả năng phân biệt, dưới dạng từ ngữ, chữ cái, con số, hình vẽ, ảnh, hình dạng, màu sắc, biểu trưng, nhãn hàng hoặc sự kết hợp của một hoặc nhiều các dấu hiệu này. Kiểu dáng của biểu trưng có thể được thiết kế theo kiểu dáng trừu tượng, nhân cách hóa hoặc là bản sao đơn giản của các sự vật hay hình ảnh hằng ngày. Trong một số trường hợp nhất định, có thể có được quyền đối với nhãn hiệu cho những từ ngữ hay cụm từ phổ thông.

Ngày càng có nhiều nước coi dấu hiệu có màu sắc đơn nhất hoặc dấu hiệu ba chiều (hình dạng của sản phẩm hoặc bao bì), dấu hiệu có thể nghe thấy
được (âm thanh), dấu hiệu có thể ngửi thấy được (mùi hoặc vị), hình ảnh
chuyển động, hình ảnh ba chiều, dấu hiệu có thể nếm được hoặc bố cục của sản phẩm làm nhãn hiệu.

Hai là điều kiện bảo hộ nhãn hiệu

Một nhãn hiệu được bảo hộ thông qua thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo quy định của pháp luật về nhãn hiệu hoặc, ở một số nước, được bảo hộ thông qua hành vi sử dụng làm nhãn hiệu trên thị trường. Thậm chí, khi nhãn hiệu được bảo hộ thông qua việc sử dụng, tốt nhất là vẫn nên đăng ký nhãn hiệu đó nhằm nhận được sự bảo hộ mạnh hơn trong trường hợp xảy ra tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu mà cần có ý kiến của người khác hoặc của tòa án.

Nhãn hiệu phải có tính phân biệt. Dấu hiệu để được coi là có tính phân biệt, nếu:
- dấu hiệu đó có tính phân biệt rõ ràng, hoặc
- dấu hiệu đó phải có tính phân biệt thông qua việc sử dụng làm nhãn hiệu trên thị trường, nhờ đó giúp cho dấu hiệu có được ý nghĩa thứ hai của nhãn hiệu.

Đăng ký nhãn hiệu lần đầu thường có hiệu lực trong 10 năm. Thời hạn hiệu lực bảo hộ nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần, với điều kiện phí gia hạn hiệu lực phải được nộp. Do đó, quyền đối với nhãn hiệu có thể kéo dài vô thời hạn, miễn là chủ sở hữu nhãn hiệu đó không từ bỏ nhãn hiệu hoặc nhãn hiệu không bị mất khả năng phân biệt trên thị trường khi trở thành tên gọi chung.

Ba là quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu

Quyền đối với nhãn hiệu có tính chất lãnh thổ. Trong lãnh thổ liên quan, chủ sở hữu có độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên hoặc liên quan đến sản phẩm, và có thể cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu, dựa trên điều khoản và điều kiện mà các bên thống nhất và nói chung là bao gồm một khoản phí được thanh toán định kỳ.

Chủ sở hữu có thể thực thi độc quyền của mình đối với nhãn hiệu thông qua hệ thống luật pháp quốc gia.

Theo đề nghị của chủ sở hữu, tòa án có thể ngăn cấm người bất kỳ không được sao chép hoặc sao chép gây ảnh hưởng đến danh tiếng hoặc uy tín của nhãn hiệu bằng cách bày bán hàng hóa cạnh tranh có liên quan hoặc hàng giả.

Luật gia Bùi Thị Phượng - Phòng Sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn 1900 6198, tổng hợp.

Khuyến nghị:
  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: info@luatviet.net.vn, info@everest.net.vn.