Viên chức xin nghỉ việc để chữa bệnh

Hỏi: Tôi là viên chức làm việc tại Viện nghiên cứu. Do bệnh nặng và sức khỏe yếu, tôi xin lãnh đạo cơ quan cho nghỉ việc để chữa bệnh. Xin cho tôi hỏi, thời gian tối đa cho viên chức được nghỉ là bao lâu? (Hoàng Hà)

Hỏi: Tôi là viên chức làm việc tại Viện nghiên cứu. Do bệnh nặng và sức khỏe yếu, tôi xin lãnh đạo cơ quan cho nghỉ việc để chữa bệnh. Xin cho tôi hỏi, thời gian tối đa cho viên chức được nghỉ là bao lâu? (Hoàng Hà)
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật sư Nguyễn Thị Quyên - Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau như sau:

“1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
2. Người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa không quá 180 ngày trong 01 năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật này tuỳ thuộc vào thời gian điều trị tại cơ sở y tế thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân” (Điều 23).

Ngoài ra, Bộ luật Lao động có quy định: “… Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương” (khoản 3 Điều 116).

Như vậy, nếu ông (bà) được sự chấp thuận của cơ quan thì có thể nghỉ (không hưởng lương) để điều trị sau các khoảng thời gian nghỉ chế độ ốm đau theo quy định của Luật BHXH.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.