Vì sao doanh nghiệp cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một thủ tục để doanh nghiệp xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình. Việc đăng ký này sẽ được cơ quan có thẩm quyền mà cụ thể là Cục SHTT xét duyệt và đưa ra văn bản chứng nhận.

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu tới quý Vị một số nội dung cơ bản về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu,những lợi ích khi doanh nghiệp sở hữu nhãn hiệu,các biện pháp xử lý các trường hợp xâm phạm nhãn hiệu.

Thứ nhất, về khái niệm nhãn hiệu và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu là một trong những tài sản được doanh nghiệp “chăm sóc” rất cẩn thận bằng cách đăng ký bảo hộ độc quyền.

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:Là một thủ tục để doanh nghiệp xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình. Việc đăng ký này sẽ được cơ quan có thẩm quyền mà cụ thể là Cục SHTT xét duyệt và đưa ra văn bản chứng nhận.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thứ hai, về những lợi ích khi doanh nghiệp sở hữu nhãn hiệu.

Khi các doanh nghiệp sở hữu nhãn hiệu đã được pháp luật bảo hộ thì trong quá trình kinh doanh sẽ nhận được những lợi ích sau:

- Ngăn chặn các đối thủ kinh doanh cùng ngành sao chép lại hoặc ăn cắp thương hiệu, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.

- Tạo khả năng phân biệt cho người tiêu dùng về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của bạn với các doanh nghiệp khác có cùng một mặt hàng.

- Ngăn chặn bất kỳ doanh nghiệp nào sử dụng nhãn hiệu mà bạn đã mất công xây dựng để đi đăng ký độc quyền. Tình trạng này xảy ra rất nhiều do nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng của bảo hộ nhãn hiệu và bị đối thủ đánh cắp một cách hợp pháp. Khi nhãn hiệu của bạn đã đăng ký nhưng có kẻ xâm phạm thì bạn có quyền khởi kiện và sẽ được pháp luật bảo vệ, được yêu cầu bồi thường thiệt hại.

- Khi doanh nghiệp đang trên đà phát triển thì nhãn hiệu đã được đăng ký độc quyền sẽ là công cụ để gặt hái lợi nhuận từ việc quảng bá và tiếp thị sản phẩm. Bởi nhãn hiệu đối với người tiêu dùng chính là đại diện cho hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, chỉ cần nhìn vapf nhãn hiệu là nhận biết được sản phẩm này thuộc hãng nào.

Ngoài ra nhãn hiệu độc quyền sẽ giúp doanh nghiệp có một thương hiệu riêng trên thị trường và còn nhiều lợi ích khác nữa.

Thứ ba, về các biện pháp xử lý các trường hợp xâm phạm nhãn hiệu.

Theo luật quy định về lĩnh vực SHTT, khi đối tượng nào bị phát hiện có hành vi xâm phạm nhãn hiệu thì các chủ sở hữu có thể tự thực hiện quyền bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan pháp luật xử lý bằng một trong các biện pháp sau đây tùy theo mức độ xâm phạm:

- Khuyến cáo:

Chủ sở hữu nhãn hiệu hoăc tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp được ủy quyền sẽ thực hiện khuyến cáo đối tượng xâm phạm nhãn hiệu bằng cách gửi thư yêu cầu chấm dứt các hành vi được cho là xâm phạm.

- Xử lý hành chính:

Chủ sở hữu có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như cảnh sát kinh tế, quản lý thị trường thực hiện xử phạt hành chính các đối tượng xâm phạm. Có thể sẽ phạt tiền hoặc tịch thu hành hóa, công cụ sản xuất… Các biện pháp xử lý hành chính này đã được pháp luật quy định tại số 99/2013/NĐ-CP.

- Biện pháp dân sự:

Khi đã khuyến cáo nhưng đối tượng vẫn tiếp tục hoặc ngay lập tức khi phát hiện bị xâm phạm nhãn hiệu, chủ sở hữu có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân phán quyết và buộc đối tượng xâm phạm chấm dứt xâm phạm nhãn hiệu, hối lỗi công khai, bồi thường tài chính, thực hiện nghĩa vụ dân sự. Hơn nữa đối tượng xâm phạm phải thực hiện tiêu hủy hoặc phân phối sản phẩm hàng hóa mà không được thu lợi nhuận.

- Biện pháp hình sự:

Đây sẽ là biện pháp được áp dụng để xử lý các trường hợp xâm phạm nhãn hiệu với quy mô lớn. Chủ sở hữu ngay khi phát hiện các dấu hiệu xâm phạm sẽ có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tố tụng ngay lập tức bằng cách nộp đơn.

- Kiểm soát hàng hóa nhập khẩu:

Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền yêu cầu tạm dừng các thủ tục nhập khẩu của đối tượng xâm phạm để thu thập các chứng cứ sau đó sẽ được yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm cũng như áp dụng các phương pháp ngăn chặn, xử phạt hành chính với đối tượng xâm phạm.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@everest.net.vn.z
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.