Vấn đề thừa kế của con nuôi với di sản của bố mẹ đẻ

Trường hợp người bố chết không để lại di chúc, di sản thừa kế được chia theo pháp luật

Hỏi: Ba mẹ tôi có tất cả 5 người con, trong đó có 2 người là song sinh 1 nam và 1 nữ, người nam được ba tôi cho anh ruột của ba tôi từ khi anh được 3 tháng và bác ruột tôi có đổi tên và làm khai sinh mới cho người anh trai này. Tôi muốn hỏi người anh này có được hưởng di sản thừa kế của bố tôi không? Xin luật sư tư vấn giúp cách để làm sao về tình về lý đều thuận cả, không để mất lòng anh em. (Trần Anh - Hải Dương)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất: Vấn đề quyền thừa kế của con đã cho làm con nuôi người khác.

Theo như thông tin bạn gửi đến thì bố mẹ bạn có cho 1 người anh trai của bạn cho bác ruột bạn nuôi, nhưng vẫn lo vợ và cho đất để xây nhà. Nay bạn muốn hỏi người anh này có thuộc diện được hưởng thừa kế đối với căn nhà 198 m2 do bố mẹ bạn để lại hay không, thì tôi xin trả lời bạn là anh trai bạn mặc dù đã được cho làm con nuôi nhưng vẫn sẽ đượchưởng di sản ngang bằng với các anh chị em khác. Bởi hiện pháp luật không ghi nhận hay bác bỏ quyền đượchưởng di sản của những người đã được cho làm con nuôi đối với tài sản của chính bố mẹ đẻ của họ.

Như vậy nếu như nếu như không chia di sản (căn nhà 198m2) cho người anh đã cho làm con nuôi là trái với quy định của pháp luật.

Thứ hai: Chia theo sự đóng góp.

- Bạn có đưa thông tin là căn nhà 198m2 này là hoàn toàn do anh chị lớn của bạn xây dựng lên. Như vậy nếu như tất cả anh em trong gia đình đều thừa nhận điều này thì anh, chị, em của bạn có thể đánh giá trị căn nhà đó để hoàn lại số tiền mà anh chi lớn của bạn đã bỏ công sức tạo lập nên căn nhà đó.

- Theo thông tin bạn cung cấp, bạn không muốn quan hệ anh em bị ảnh hưởng do việc chia di sản. Gia đình bạn thì lại đồng con (5 người) và hiện naylại đều đi thuê nhà ở. Theo tôi thì tất cảanh em bạn nên tiến hành họp gia đình và giải thích rõ với người anh của bạn đã được cho làm con nuôi về tình hình của mọi người hiện nay và những ưu ái mà bố mẹ dành chi người anh này (những người con khác chưa hề được bố mẹ cho đất để xây nhà, trong khi ngườianh này đã có điều đó). Thuyết phục người anh này sao cho vừa có lý lại hợp tình.

- Một khi các anh, chị, em trong gia đình bạn đã có thể ngồi lại với nhau và thống nhất sẽ chia di sản thừa kế như thế nào, chia đều hay chia theo công sức đóng góp... thì thỏa thuận này xét về nội dung không vi phạm pháp luật và trái với những đạo đức xã hội thì pháp luật sẽ được pháp luật thừa nhận.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.