Tự ý định đoạt tài sản chung của vợ chồng

Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây: Bất động sản; Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu; Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.

Hỏi: Vợ chồng tôi có mua một mảnh đất trong thời kì hôn nhân do vợ tôi đứng tên. Vừa qua, vợ tôi có mang giấy tờ của mảnh đất đi bán để trả nợ riêng. Đề nghị Luật sư tư vấn, việc vợ tôi tự ý bán mảnh đất như vậy có trái pháp luật không? Tôi có thể lấy lại mảnh đất đó được không? (Nguyễn Hoàng – Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật giaNguyễn Mỹ Linh- Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 35 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (LHNGĐ) quy định như sau:

Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung: "1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận; 2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây: a) Bất động sản;b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;c)Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình”

Điều 13 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều biện pháp thi hành LHNGĐ vềChiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng như sau:

"1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 35 của LHNGĐ; 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng định đoạt tài sản chung vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 35 của LHNGĐ thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu”.

Bộ luật Dân sự năm 2005:
"1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập;2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường"

Căn cứ theo Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, mảnh đất của vợ chồng anh thuộc loại tài sản là bất động sản, việc định đoạt tài sản này phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của hai vợ chồng. Do đó, vợ anh tự ý bán mảnh đất mà không phải đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình và không có sự thỏa thuận bằng văn bản với anh là trái với quy định của pháp luật, anh có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó là vô hiệu. Theo Điều 137 Bộ luật Dân sự năm 2005, nếu giao dịch vô hiệu, các bên trong giao dịch khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, cụ thể bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ vợ anh sẽ phải trả lại tài sản này cho vợ chồng anh.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm Quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.