Tự ý chuyển nhượng cổ phần của cổ đông khác bị xử lý hình sự về tội gì?

nhượng cổ phần

Hỏi: Tôi và anh A, anh B, cùng nhau mở công ty và là những cổ đông sáng lập (Công ty cổ phần) - Người đại diện pháp luật là Anh A, tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trong quá trình điều hành từ năm 2011 đến nay hiện tại công ty vẫn hoạt động bình thường, nhưng trong tháng 5/2016 đồng chí A tự tiện đem bán cổ phần của tôi là 45%, (tương đương 4.500.000.000) và tự ý thay đổi giấy phép kinh doanh mà tôi không hay biết. Tự ý bán cổ phần của đồng chí B 20% (2.000.000.000) và tự ý thay đổi giấy phép kinh doanh mà đồng chí B cũng không hay biết. Tất cả các hành vi của đồng chí A không thông qua và bàn bạc gì với tôi và cổ đồng B... Vậy tôi xin hỏi với hành vi làm sai trái của đồng chí A được ghép và phạm tội gì trong các khung hình phạt của pháp luật nhà nước Việt Nam? (Trần Bình - Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Khương Thị Thu Hà - Tổ tư vấn pháp luật Hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất: Về vấn đề mua bán, chuyển nhượng cổ phần

Theo quy định tại điều 126 Luật doanh nghiệp 2014 về Chuyển nhượng cổ phần:

“1.Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

2. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký. Trường hợp chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

….

7. Người nhận cổ phần trong các trường hợp quy định tại Điều này chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ quy định tại khoản 2 Điều 121 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông”.

Điều 119 cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập:

“…3. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó

4. Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty”.

Như vậy công ty của bạn được thành lập và hoạt động từ năm 2011, đến nay là được 5 năm. Do đó sẽ không thuộc vào trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần trong thời gian 03 năm từ khi công ty cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Trừ trường hợp điều lệ công ty bên bạn có quy định về việc hạn chế chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập. Cổ phần của bạn, bạn có quyền qyết định có chuyển nhượng cho ai không. Và khi chuyển nhượng thì bạn thực hiện bằng hợp đồng hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký.

Việc tổng giám đốc A, tự ý bán cổ phần của bạn, trong trường hợp không được sự đồng ý và ủy quyền của bạn và anh B là trái với quy định của pháp luật. Tại điểm b khoản 1 điều 162 luật doanh nghiệp, các hợp đồng giao dịch được thực hiện giữa công ty với giám đốc tổng giám đốc và các thành viên liên quan của họ, phải được sự chấp thuận của đại hội đồng cổ đông, và hội đồng quản trị. Do đó giao dịch mua bán cổ phần giữa tổng giám đốc và các thành viên ( cụ thể vợ và anh rể của tổng giám đốc) là giao dịch vô hiệu. Giao dịch vô hiệu sẽ phát sinh hậu quả pháp lí, các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, trong trường hợp anh A thực hiện giao dịch mà gây thiệt hại cho các anh thì a A phải bồi thường thiệt hại phát sinh đó.

Vấn đề tiếp theo,anh A tư ý thay đổi giấy phép kinh doanh mà không thông báo cho các thành viên hội đồng quản trị biết. Việc làm của anh A là vi phạm quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Căn cứ vào quy định tại khoản 2 điều 135,Đại hội đồng cổ đông có quyền thông quacác định hướng phát triển của công ty.Trường hợp thay đổi ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của công ty được thông qua với điều kiện phải có số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

Thứ hai: Việc làm của anh A có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì. Theo thông tin bạn cunng cấp không cụ thể, nên cũng không thể tư vấn cho bạn biết anh A phạm tội gì.Và việc bạn được biết việc thực hiện giao dịch này có tổ chức và có sự cấu kết giữa anh Avới vợ và anh rể, nếu bạn không có bằng chứng cụ thể thì không có căn cứ để kết luận. Tuy nhiên nếu như anh A có các hành vi gian rối, nhằm mục đích để bạn tin tưởng giao tài sản cho anh A, và sau đó anh A thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Nếu thực hiện hành vi trên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ( điều 139 bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009); với giá trị tài sản chiếm đoạt trên thì anh A có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo khoản 4 điều 139:

“4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a,Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”.

Hoặc anh A cũng có thể phạm tội lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản (điều 140 bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung 2009).

Nếu bạn có đủ các bằng chứng về việc anh A thực hiện các hành vi câu kết với người nhà, để thực hiện giao dịch mua bán cổ phần thì bạn có thể tố giác hành vi của anh A đến cơ quan điều tra nơi công ty có trụ sở làm việc. Cách thứ hai, bạn khởi kiện anh A ra tòa án nhân dân nơi công ty có trụ sở làm việc; thủ tục khởi kiện theo quy định của bộ luật tố dụng dân sự. Tuy nhiên bạn cần lưu ý: thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm ( điều 159 bộ luật tố tụng dân sự).

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.