Tư vấn về việc thành lập tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp?

Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện , tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ

Hỏi: Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Chi nhánh Công ty TNHH Thực Phẩm OV, Địa chỉ: Khu công nghiệp YP, xã YT, huyện YP, tỉnh BN.MSTChi nhánh công ty TNHH Thực Phẩm OV, 100% vốn đầu từ của Hàn Quốc, có 350 công nhân viên và đi vào hoạt động từ năm 2009. Hiện tại công ty chưa thành lập tổ chức công đoàn.Theo luật công đoàn năm 2013 thì tại khoản 2 Điều 26, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở đều phải đóng phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiển xã hội.Theo nghị định 191/2013/NĐ-CP tại khoản 1 Điều 11 “Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 01 năm 2014. Riêng quy định về mức đóng phí công đoàn tại Điều 5 Nghị định này được thực hiện từ ngày Luật công đoàn có hiệu lực thi hành”Căn cứ vào luật và nghị định thì Công ty chúng tôi:1. Có phải thành lập tổ chức công đoàn không?2 . Có phải đối tượng đóng phí công đoàn không và nếu phải đóng thì từ khi nào và mức đóng là bao nhiêu (đóng công đoàn cấp trên và giữ lại tại doanh nghiệp). (Mạnh Đức - Bắc Ninh)


Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Hà Thị Phương - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

- Bộ luật lao độngg năm 2012 ban hành ngày 18/06/2012 có hiệu lực từ ngày 01/05/2013;

- Luật công đoàn ban hành ngày 20/06/2012 có hiệu lực ngày 01/01/2013;

- Nghị định số 43/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Điều 10 của Luật công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao độngng có hiệu lực từ ngày 01/07/2013;

- Nghị định số 191/2013/NĐ-CP quy định chi tiết về tài chính công đoàn có hiệu lực từ ngày 10/01/2014;

- Quyết định số 170/QĐ-TLĐ ngày 09/01/2013 về việc ban hành quy định tạm thời về thu, phân cấp thu, sử dụng, quản lý nguồn thu kinh phí́ công đoàn;

GIẢI QUYẾT NỘI DUNG

Thứ nhất, về việc có phải thành lâp công đoàn hay không?

Công ty không bắt buộc phải thành lập tổ chức công đoàn.

Theo quy định tại Điều 189 Bộ luật lao động thì

“1. Người lao động làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật công đoàn.

2. Công đoàn cấp trên cơ sở có quyền và trách nhiệm vận động người lao động gia nhập công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; có quyền yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương tạo điều kiện và hỗ trợ việc thành lập công đoàn cơ sở.

3. Khi công đoàn cơ sở được thành lập theo đúng quy định của Luật công đoàn thì người sử dụng lao động phải thừa nhận và tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn cơ sở hoạt động.”

Khoản 1 Điều 5 Luật công đoàn cũng đã ghi nhận:

“Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn”.

Hơn thế nữa theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Công thì

“Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện , tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”

Với các quy định vừa nêu ở trên thì việc thành lập công đoàn hoàn toàn tự nguyện không phải là sự bắt buộc về mặt pháp lý đối với doanh nghiệp. Đó là quyền của người lao động. Người lao động thực hiện quyền và không ai kể cả người sử dụng lao động có quyền hạn chế quyền họ (vấn đề này đã được ghi nhận tại văn bản pháp quy cao nhất là Hiến pháp). Tuy nhiên theo quy đinh tại khoản 2 Điều 189 BLLĐ thì doanh nghiệp có trách nhiệm vận động người lao động thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp.

Như chúng ta đã biết thì Công đoàn cơ sở có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong doanh nghiệp và với người lao động. Một tổ chức công đoàn cơ sở hoạt động hiệu quả có thể giúp cân đối lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Mặc dù, không quy định là bắt buộc phải thành lập công đoàn tại doanh nghiệp nhưng thiết nghĩ với vai trò đặc biệt, quan trọng, là sợi dây kết nối lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động thì một doanh nghiệp lớn mạnh như quý công ty thì nên vận động người lao động thực hiện quyền của họ - thành lập công đoàn cơ sở.

Thứ hai, về công ty có phải đối tượng đóng phí công đoàn không và nếu phải đóng thì từ khi nào và mức đóng là bao nhiêu (đóng công đoàn cấp trên và giữ lại tại doanh nghiệp.

- Công ty thuộc đối tượng phải đóng phí công đoàn:

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP thì Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở. Trong đó có “Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư”.

Như vậy, dù có hay chưa có công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp thì vẫn phải bắt buộc đóng kinh phí công đoàn. Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 191/2013/NĐ-CP thì doanh nghiệp bắt đầu đóng kinh phí công đoàn từ ngày 01/01/2013.

- Mức đóng phí công đoàn:

Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP thì mức đóng kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

- Thời gian đóng kinh phí công đoàn:

Khoản 4 Điều 4 Quyết định số 170/QĐ-TLD năm 2013 thì thời gian đóng kinh phí công đoàn đối với doanh nghiệp là đóng mỗi tháng 1 lần, kinh phí công đoàn của tháng trước đóng vòa 10 ngày đầu của tháng sau

- Phân cấp nộp kinh phí công đoàn:

Khoản 2 Điều 5 Quyết định 170/QĐ-TLD năm 2013 quy định về nộp kinh phí lên công đoàn cấp trên, cấp kinh phí công đoàn cho công đoàn cơ sở:

Công đoàn cơ sở được phân cấp thu kinh phí công đoàn có trách nhiệm nộp lên công đoàn cấp trên quản lý trực tiếp 35% số thu kinh phí công đoàn; 40% số thu đoàn phí công đoàn của đơn vị. Trong năm nộp theo dự toán, khi có báo cáo quyết toán nộp theo số thu quyết toán.

Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn, khi nhận được kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng phải cấp 65% số thu kinh phí công đoàn cho công đoàn cơ sở. Khi cấp được dùng phương thức bù trừ 40% số thu đoàn phí công đoàn cơ sở phải nộp lên.

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập Công đoàn cơ sở, Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn của đơn vị, sử dụng 65% số thu để chi cho hoạt động của đơn vị này theo quy định của Tổng Liên đoàn, nếu chi chưa hết số kinh phí được sử dụng thì tích lũy và chuyển cho công đoàn cơ sở của đơn vị đó sau khi được thành lập.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.