Tư vấn về kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Hỏi: Em vừa hoàn thành xong một cặp rồng phụng bằng vải làm hoa voan: linh vậtt rồng em làm theo kiểu mẫu của các tác phẩm̉m bên lễ hội trái cây nam bộ mà suối tiên hay tổ chức hằng năm. Đề nghị Luật sư tư vấn, liệu tác phẩm linh vật rồng của em có bị rơi vào trường hợp "tác phẩm phái sinh" không và nếu có được bản quyền về tác phẩm linh vật rồng phụng bằng vải voan rồi thì em được quyền lợi gì từ bản quyền này? (Nguyễn Ngọc Anh - Tuyên Quang)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Tường Vy - Tổ tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất, về vấn đề đăng ký sở hữu công nghiệp. Theo quy định tại Khoản 13 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2009:

"Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này".

Như vậy, sản phẩm anh (chị) làm ra không gọi là tác phẩm (tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học) mà là kiểu dáng công nghiệp. Nếu anh (chị) muốn bảo hộ thì phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp chứ không phải đăng ký quyền tác giả (bản quyền tác giả). Anh (chị) sẽ được bảo hộ với kiểu dáng công nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 63 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2009:

"1. Có tính mới;

2. Có tính sáng tạo;

3. Có khả năng áp dụng công nghiệp".

Xét về tính mới được xác định tại Khoản 1 Điều 65 Luật sở hữu trí tuệ:

1. Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên

Trường hợp của anh (chị) là kiểu dáng công nghiệp nên sẽ không có tác phẩm phái sinh, tác phẩm phái sinh chỉ có ở quyền tác giả với tác phẩm. Anh (chị) cho biết linh vật rồng anh (chị) làm theo kiểu mẫu của các tác phẩm tại lễ hội trái cây, tức là có sự tham khảo về hình khối, cách sắp xếp linh vật, không giống hoàn toàn. Bên cạnh đó, sản phẩm của anh (chị) làm bằng vải voan không phải bằng trái cây nên không giống với kiểu dáng công nghiệp đã được công bố trong lễ hội trái cây. Do đó, khi anh (chị) nộp đơn đăng ký kiểu dáng tại Cục Sở hữu trí tuệ thì có thể sẽ được cấp văn bằng bảo hộ mà không bị coi là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp.Thủ tục đăng ký anh (chị) xem tại đây.

Thứ hai, về quyền đối với kiểu dáng công nghiệp bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền nhân thân bao gồm các quyền được quy định tại Khoản 2 Điều 122 Luật sở hữu trí tuệ:

“a) Được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;

b) Được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí”.

Quyền tài sản của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp bao gồm:

  • Quyền sản xuất, lưu thông, quảng cảo sản phẩm
  • Ngăn cấm người khác sử dụng kiểu dáng công nghiệp
  • Quyền chuyển giao kiểu dáng công nghiệp

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.