Tư vấn về hành vi vô ý gây thương tích

Điều 108 bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Hỏi: Vợ tôi có xô xát với mẹ con chị dâu vợ tôi, tôi là người vào can ngăn, trong lúc can ngăn tôi vô tình gặt tay làm bà mẹ của chị dâu ngã. Sau 2 tháng có kết quả dám định pháp y, tỷ lệ thương tật là 21%.Đề nghị luật sư tư vấn, nếu bị truy tố tôi phải bồi thường bao nhiêu tiền, phạt tù bao nhiêu năm? (Huỳnh Nam - Hải Phòng)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Hoa - tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty luật TNHH Everest - trả lời:

Theo những anh (chị) trình bày, trong lúc can ngăn cuộc xô xát thì anh (chị) vô tình gạt tay làm bà mẹ của chị dâu ngã, do vậy hành vi của anh (chị) được xác định là hành vi vô ý gây thương tích cho người khác.

Theo quy định tại Điều 108 bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Anh (chị) tuy có hành vi vô ý gây thương tích cho người khác nhưng để cấu thành tội phạm hình sự thì phải thỏa mãn các yếu tố câu thành tội phạm này như về chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan. Đặc biệt, tội này nhấn mạnh đến mức độ tỷ lệ thương tật phải từ 31% trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

Đối chiếu với trường hợp của anh (chị), tỷ lệ thương tật do hành vi của anh (chị) gây ra là 21%. Do vậy, hành vi của anh (chị) không cấu thành tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Và đương nhiên không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi này.

Việc bồi thường của anh (chị) đối với người bị thương kia được thực hiện theo thủ tục dân sự, bao gồm các chi phí hợp lý đối với việc thuốc thang, viện phí, bồi bổ sức khẻ,… cho người bị thương.

Tuy nhiên, nếu như bị truy tố, anh (chị) cần phải chứng minh được hành vi gây tổn hại sức khỏe của người khác thực sự là do vô ý. Còn nếu cơ quan điều tra xét thấy hành vi của anh (chị) là do lỗi cố ý thì với tỷ lệ thương tật của nạn nhân là 21% thì hành vi của anh (chị) có thể sẽ cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (Điều 104 BLHS), khi đó, anh (chị) sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.