Tư vấn về đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản

Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản,

Hỏi: Em tôi là bảo vệ kho cho 1 công ty được khoảng gần 2 tháng thì bị bắt với tội danh trộm cắp tài sản. Theo thông tin phía công ty thì số tài sản bị mất khoảng gần 400 triệu đồng và không biết mất từ bao giờ. Em tôi có trình bày thì khoảng gần 2 tháng trên, em tôi có nhận được từ các đối tượng cùng trộm cắp (cũng là bảo vệ và trưởng kho) 7 triệu đồng. Và em tôi không phải là người trực tiếp trộm cắp và bán số tài sản đó. Trong nhóm trộm cắp này đã bắt được 5 người trong đó có em tôi. Đề nghị luật sư tư vấn, em tôi sẽ bị hình phạt như thế nào? Có bằng tội danh với các người khác không? ( Lưu An - Hà Tĩnh)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Hoa - tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Tại Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 có quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:“ 1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:a) Có tổ chức;b) Có tính chất chuyên nghiệp;c) Tái phạm nguy hiểm;d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;đ) Hành hung để tẩu thoát;e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;g) Gây hậu quả nghiêm trọng.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”

Theo như em anh (chị) trình bày thì khoảng gần 2 tháng làm việc, em anh (chị) có nhận được từ các đối tượng cùng trộm cắp (cũng là bảo vệ và trưởng kho) 7 triệu đồng, với hành vi này có thể nhận thấy tuy em anh (chị) không phải là người trực tiếp trộm cắp tài sản nhưng có hành vi tiếp tay cho các đối tượng khác thực hiện hành vi trộm cắp. Do đó, em trai anh (chị) vẫn phải chịu trách nhiệm về tội Trộm cắp tài sản với vai trò đồng phạm.

Về hình phạt:

Tại Điều 53 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009)có quy định về hình phạt trong trường hợp đồng phạm. Cụ thể:

"Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Toà án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.

Theo các quy định trên, trong nhóm trộm cắp tài sản của công ty trên (trong đó có em anh (chị)) mỗi người đều chịu 1 tội danh giống nhau đó là Tội Trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 nhưng hình phạt có thể khác nhau tùy tính chất, mức độ tham gia của từng hành vi phạm tội (Điều 53).

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.