Tư vấn trường hợp bồi thường khi thu hồi đất không có GCNQSD

Luật sư tư vấn về việc thu hồi diện tích đất sử dụng thực tế, diện tích đất này không có trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hỏi: Gia đình tôi đã sử dụng đất từ những năm 1977 và đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Tuy nhiên, sau khi làm lại sổ đỏ theo chính sách của xã thì diện tích đất lại ít hơn so với diện tích trong sổ đỏ ban đầu. Mới đây, khi có kế hoạch thu hồi đất thì phần diện tích thực tế sử dụng bị thu hồi không có trên sổ đỏ nên không được đền bù. Xin Luật sư tư vấn, trường hợp của tôi phải giải quyết như thế nào? (Phạm Minh Thành - Thái Nguyên)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Ánh Vân - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Vấn đề này được quy định tại Điều 47 Nghị định 84/2007 về bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất đối với trường hợp diện tích đo đạc thực tế khác với diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất như sau:

"Trường hợp thu hồi đất mà diện tích đo đạc thực tế khác với diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì được bồi thường theo quy định sau:
1. Nếu diện tích đo đạc thực tế nhỏ hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì bồi thường theo diện tích đo đạc thực tế.

2. Nếu diện tích đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất do việc đo đạc trước đây thiếu chính xác hoặc do khi kê khai đăng ký trước đây người sử dụng đất không kê khai hết diện tích nhưng toàn bộ ranh giới thửa đất đã được xác định, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề, không do lấn, chiếm thì bồi thường theo diện tích đo đạc thực tế.

3. Nếu diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận diện tích nhiều hơn là do khai hoang hoặc nhận chuyển quyền của người sử dụng đất trước đó, đất đã sử dụng ổn định và không có tranh chấp thì được bồi thường theo diện tích đo đạc thực tế.

4. Không bồi thường về đất đối với phần diện tích đất nhiều hơn diện tích đất ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất mà diện tích đất nhiều hơn là do hành vi lấn, chiếm mà có".

Trong trường hợp diện tích đất thực tế đo đạc và sử dụng nhiều hơn diện tích đất ghi trong sổ đỏ thì phần diện tích nhiều hơn sẽ được xác minh nguồn gốc, nguyên nhân vì sao có diện tích đất nhiều hơn so với diện tích ghi trên sổ đỏ để làm căn cứ bồi thường khi thu hồi đất theo quy định của pháp luật. Nếu diện tích thực tế nhiều hơn diện tích đất ghi trên sổ đỏ nhưng ranh giới thửa đất đã được xác định, không có tranh chấp với nhứng người sử dụng đất liền kề, không do lấn, chiếm thì bồi thường theo diện tích đo đạc thực tế.

Trường hợp này của gia đình bạn, tại thời điểm sử dụng đất (năm 1977) thì gia đình bạn không hề vi phạm quy hoạch nào. Sổ đỏ hiện nay của gia đình bạn không có đầy đủ diện tích đất ban đầu mà gia đình đã sử dụng ổn định, lâu dài trước năm 1993 vì lý do chỉnh sửa lại sổ đỏ mà có sai sót nên hoàn toàn có đủ điều kiện để được bồi thường cả phần diện tích đất không có trên sổ đỏ nhưng thực tế đã sử dụng ổn định trước năm 1993.

Trường hợp này để đảm bảo quyền lợi của gia đình mình, bạn có thể khiếu nại quyết định thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng đến cơ quan có thẩm quyền. Trình tự, thủ tục khiếu nại được quy định tại Điều 138 Luật đất đai như sau:

"1. Người sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

2. Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện như sau: a) Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân hoặc tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong trường hợp khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng; b) Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân; c) Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính đó. Trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân.

3. Việc giải quyết khiếu nại về đất đai quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm trường hợp khiếu nại về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại khoản 2 Điều 136 của Luật này".

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.