Tư vấn pháp luật về việc không trả tiền thuế VAT có vi phạm hợp đồng không?

Khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC có quy định về việc lập hóa đơn.

Hỏi: Công ty tôi là Công ty xây dựng, có nhận thi công cho một công ty X. Trong hợp đồng ghi giá thi công chưa bao gồm thuế́ GTGT và khi nào khách yêu cầu xuất VAT thì khi đó Khách hàng sẽ phải trả tiềǹn VAT còn tiền cũng đã thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng. Bây giờ hợp đồng thi công đã hết một năm bảo hành mà khách hàng không chịu lấy hóa đơnn và không trả tiền thuế. Như vậy công ty tôi sẽ phải giải quyết vấn đề xuất hóa đơn như nào và công ty X chưa trả tiền VAT thì có vi phạm hợp đồng không? (Hải Băng - Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Lê Thị Hồng Sơn - Tổ tư vấn pháp luật kế toán - thuế của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC có quy định về việc lập hóa đơn như sau:

“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).”

Khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC cũng quy định về ngày tháng năm lập hóa đơn:

"Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Trường hợp tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền".

Bên cạnh đó khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về việc xuất hóa đơn:

“Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu đánh và người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ. Người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ phải nộp thuế ngay khi mua hàng hoá, dịch vụ (số tiền thuế giá trị gia tăng được cộng luôn vào giá bán hàng). Đồng thời, người bán hàng hoá, dịch vụ có nghĩa vụ phải cộng thêm phần thuế giá trị gia tăng vào sản phẩm hàng hoá, dịch vụ khi bán ra, để thu thuế từ người tiêu dùng và nộp cho cơ quan Thuế. Đây là nghĩa vụ pháp lý của người sản xuất, kinh doanh hàng hoá đã được quy định trong Luật Thuế giá trị gia tăng,

Vây trường hợp Công ty X không thực hiện việc lấy hóa đơn và trả khoản tiền thuế GTGT cho công ty của bạn thì công ty của bạn vẫn phải thực hiện việc xuất hóa đơn GTGT và ghi tại nội dung " Người mua hàng" là Khách hàng không lấy hóa đơn. và thực hiện khai thuế GTGT như bình thường và thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.

Việc Công ty X không lấy hóa đơn từ bên bạn là việc là bất lợi cho công ty họ bởi họ sử dụng tiền chuyển khoản từ công ty họ để thực hiện trả cho phần chi phí xây dựng của bên bạn tuy nhiên họ lại không thực hiện lấy hóa đơn vậy toàn bộ khoản chi của họ sẽ bị loại khỏi chi phí hợp lý của doanh nghiêp theo hướng dẫn tại thông tư 96/2015/TT-BTC.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Kế toán mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.