Tư vấn pháp luật về tiền lương của người lao động trong ngày nghỉ lễ

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn trả tiền lương cho người lao động trong ngày nghỉ lễ.

Hỏi: Ngày 31/12/2015 là em làm ca 3 và sẽ ra trực ngày 1/1/2016 (nghỉ tết dương lịch). Trong thời gian này quý công ty tính cho em được một ngày công bình thường. Và trong tuần em làm việc từ 22h tối thứ 7 hàng tuần, kết thức giờ làm việc 6h sáng của ngày chủ nhật thì em được tính lương nhứ thế nào? Bên Quý công ty em chỉ tính một ngày công bình thường và không có ngày nghỉ bù nào. Em muốn hỏi là quý công ty tính công như vậy có đúng không? (Lê Hải - Bắc Giang)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo quy định tại điều 115 bộ luật lao động thì:

"Điều 115 nghỉ lễ, tết:1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);b) Tết Âm lịch 05 ngày;c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).2. Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tếtcổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.3. Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.”

“Điểu 97 tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm:1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao độnghưởng lương ngày.2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo côngviệc của ngày làm việc bình thường.3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trảthêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày."

Như vậy theo quy định của pháp luật thì ngày nghỉ lễ thì người lao động được nghỉ nhưng vẫn hưởng nguyên lương như ngày thường. Tuy nhiên nếu người lao động đi làm thì sẽ được tính tiền lương làm thêm giờ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 97 bộ luật lao động năm 2012 ít nhất là 300% chưa kể tiền lương ngày lễ. do đó trong trường hợp của bạn thì ngoài việc hưởng lương bình thường thì bạn còn được hưởng ít nhất là 300% lương chưa kể tiền lương ngày lễ .Do đó nếu công ty chỉ tính công ngày thường cho bạn thì không đúng với quy định của pháp luật.

Về tiền lương làm việc vào ban đêm thì theo quy định của pháp luật thì giờ làm việc vào ban đêm được quy định như sau:

“ Điều 105. giờ làm việc ban đêm:Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.”

Do đó trong trường hợp này áp dụng khoản 2,3 Điều 97 BLLĐ nếu bạn làm thêm vào ban đêm thì được tính thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường và còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

Về văn bản hướng dẫn điều này bạn có thể tham khảo tại nghị định 49/2013/NĐ- CP hướng dẫn BLLĐ về tiền lương.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.