Tư vấn pháp luật gây thương tích 40% thì bị phạt bao nhiêu năm tù?

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng...

Hỏi: Tôi có người con chơi chung với bạn bè trong lúc cãi vã gây lộn con tôi đã bị người ta đánh trước và con tôi đã cầm dao đâm người ta vào bụng tỉ lệ thương tích 40 %. Gia đình tôi đã bồi thường tiền viện phí thuốc men cho người bị hại số tiền 20 triệu đồng.Giađình bị hại đã làm đơn bãi nại cho con tôi hiện nay con tôi bị giam giữgần3 tháng xin hỏi luật sưvậy con tôi cóphải chịu phạt tù không? mức hình phạt là bao nhiêu lâu theo quy định tại điều bao nhiêu của luật hình sự? (Hoàng Hà - Thái Bình)


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật hình sự của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Điều 106BLHS 2009 có quy định như sau:

"Điều 106. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.2. Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm".

Như vậy trường hợp của con bạn thuộc khoản1 Điều 106 nên chiếu theo quy định tại Điều105 BLTTHS 2003 thì chỉ bị khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại. Cụ thể Điều 105 BLTTHS quy định:

"Điều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại:1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ".

Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.