Tư vấn pháp luật: Đòi lại tài sản khi không có căn cứ chứng minh

Thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:1. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện)...

Hỏi: Tháng 9/2014 Tôi có nhờ chị T xin việc cho con gái, chị T bảo tôi đưa cho chị số tiền là 250 triệu, tôi đồng ý đưa tiền cho chị ấy. Lúc đưa tiền chị ta xin hứa sau 2 tháng sẽ xin được việc, và có làm giấy giao nhận tiền.Tôi đợi chị ta đã hơn 1 năm rồi mà không xin được. Ngày 15/8/2015 chị T viết giấy cam kết hoàn trả lại số tiền 250 triệu cho tôi trong thời hạn 03 tháng. Từ đầu tháng 10/2015 đến nay tôi gọi điện thoại nhiều lần cho chị ta nhưng chị ấy đổi số điện thoại và đổi chổ ở nên tôi không thể liên lạc được.Tôi muốn công ty tư vấn giúp để đòi lại số tiền trên thì phải làm như thế nào và phải đến các cơ quan chức năng nào? (Tạ Văn Tuân)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương – Tổ tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:

Thứ nhất: Việc bạn đưa tiền cho chị T nhằm mục đích xin được công việc cho con gái bạn là hành vi trái pháp luật. Pháp luật không những không bảo vệ quan hệ này mà còn nghiêm khắc trừng trị những hành vi gian lận, hối lộ, mua chức mua quyền.

Thứ hai: Bạn có nêu khi đưa số tiền, hai bên có làm một giấy giao nhận tiền, tuy nhiên, cần phải hiểu rằng, giấy giao nhận tiền không phải trong mọi trường hợp đều được dùng làm căn cứ để khởi kiện. Giấy giao nhận tiền có thể được dùng làm căn cứ để chứng minh trong trường hợp trong giấy giao nhận đó phải nêu được nội dung chi tiết và cụ thể việc giao nhận tiền của hai bên như thời gian, địa điểm giao nhận tiền, số tiền, mục đích vay, mượn tiền, thời hạn trả tiền, chữ kí và xác nhận của hai bên, ...

Do vậy, nếu trong tờ giấy giao nhận đó có đầy đủ cụ thể và chi tiết về nội dung trên thì bạn mới có thể sử dụng để làm căn cứ để chứng minh số tiền đó là của bạn.

Thứ ba về thẩm quyền giải quyết:

Đối với việc khởi kiện tại Tòa án, theo quy định tại Điều 33 và Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 thì:

“Điều33.Thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:1. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây: a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;…

Điều 35.Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ

"1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này”

Do đó, bạn có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân quận, huyện, nơi mà người đó đang cư trú hoặc đang làm việc.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật dân sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.