Tư vấn luật về hợp đồng lao động thời vụ

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn về hợp đồng lao động thời vụ.

Hỏi: Công ty tôi thuê lao động ngoài làm việc ở công trình xa công ty. Nhưng công trình đó kéo dài trong vòng 4 tháng, sếp tôi không muốn đóng bảo hiểm cho các công nhân này. Bây giờ, nếu tôi cho các công nhân ký hợp đồng học việc có thời gian là 2 tháng, sau khi HĐ học việc kết thúc tôi ký tiếp Hợp đồng thời vụ được không? HĐ thời vụ dưới 3 tháng không phải đóng bảo hiểm. Nhưng theo tôi được biết, Pháp luật quy định, ký HĐ thời vụ thì sẽ không được ký HĐ thử việc. Nếu công ty tôiký HĐ học việc với các công nhân này rồi ký tiếp hợp đồng thời vụthì như vậy có đúng luật không? Nếu sai thì còn cách nào khác không? (Đỗ Linh - Hải Phòng)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Thị Phượng - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo điều 27 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định:"1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây: a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng; b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn.Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng".

Hợp đồng lao động thời vụ được xem là một loại hợp đồng có xác định thời hạn do đó một doanh nghiệp có thể ký tối đa hai lần loại hợp đồng này đối với một người lao động. Hết thời hạn của hợp đồng nếu doanh nghiệp vẫn còn nhu cầu sử dụng người lao động này thì buộc phải chuyển sang hình thức hợp đồng không xác định thời hạn mới đảm bảo tuân thủ đúng luật lao động.

Điểm a, Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau: "1.Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm: a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động".

Như vậy khi Công ty bạn có nhu cầu sử dụng công nhân trong thời hạn 4 tháng mà không muốn đóng BHXH thì có thể ký hợp đồng lao động thời vụ với các công nhân này hai lần, mỗi lần có thời hạn 2 tháng. Sau khi hai hợp đồng lao động thời vụ này hết hạn, nếu công ty tiếp tục có nhu cầu thuê các công nhân này thì phải ký hợp đồng lao động không xác định thời vụ với các công nhân đó.

Đối với việc sử dụng lao động theo hợp đồng học nghề, trong Bộ Luật Lao động năm 2012 quy định về việc học nghề và hợp đồng học nghề tại Điều 61 và Điều 62 như sau:

- ''Điều 61. Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí.

Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

2. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thoả thuận.

3. Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động tham gia đánh giá kỹ năng nghề để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia".

- "Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề

1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Nghề đào tạo; b) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo; c) Chi phí đào tạo; d) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo; đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo; e) Trách nhiệm của người sử dụng lao động.

3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài".

Theo các quy định trên, sau khi kết thúc hợp đồng học nghề có thời hạnhai tháng, công ty bạn có thể ký kết hợp đồng lao động thời vụ có thời hạn 02 tháng để phùhợp với các mục đích sử dụng lao động của công ty. Tuy nhiên,mục đích ký kết hợp đồng lao động lại là nhằm trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội. Xét về hiệu lực của hợp đồng lao động thì đã có nội dung vi phạm pháp luật: nhằm trốn tránh nghĩa vụ với bên thứ 3 là cơ quan Nhà nước: cụ thể là cơ quan bảo hiểm. Việc công ty thực hiện ký kết hợp đồng lao độngnhằm trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội là trái Pháp luật, có thểdẫn đến hợp đồng vô hiệu.

Khi vi phạm các quy định Pháp luật về bảo hiểm xã hội tronghợp đồng lao động thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 26 Nghị Định 95/NĐ-CP/2013ngày 22 tháng 08 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.