Tư vấn luật có được chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm con người hay không?

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn trường hợp có được chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm không.

Hỏi: Em chồng tôi có 02 hợp đồng bảo hiểm. Mức phí 10 triệu/năm. Em chồng tôi là bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm là em chồng tôi và vợ của chú ấy. Tuy nhiên, chồng tôi là người ứng tiền ra đóng phí (chồng tôi thanh toán qua thẻ ngân hàng). Bây giờ, em chồng tôi không chịu trả tiền phí mà chồng tôi đã đóng và muốn chuyển cho vợ chồng tôi. Bây giờ vợ chồng tôi phải làm sao. Vì chúng tôi đã đóng phí được 3 năm rồi (khoảng 30 triệu). Nếu bỏ thì tiền của chúng tôi mất hết. Em chồng tôi có thể cho, tặng, di chúc cho chúng tôi được không? (Lâm Duy - Hưng Yên)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Thị Phượng - Tổ tư vấn pháp luật hợp đồng Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo điều 26 Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010 quy định:

"Điều 26. Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm

1. Bên mua bảo hiểm có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

2. Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó, trừ trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện theo tập quán quốc tế".

Như vậy, em chồng bạn làm hợp đồng chuyền nhượng đối tượng bảo hiểm cho vợ chồng bạn thì vợ chồng bạn là đối tượng được bảo hiểm khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 26 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2010. Tuy nhiên, vấn đề chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ còn khá nhiều bất cập và tranh cãi vì hợp đồng này liên quan đến con người, nên sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề xoay quanh điều kiện đối với người nhận chuyển nhượng như thế nào, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm như thế nào trong việc chấp nhận chuyển nhượng của bên mua bảo hiểm? Bên mua bảo hiểm còn trách nhiệm gì đối với hợp đồng bảo hiểm sau khi hợp đồng bảo hiểm đã được chuyển nhượng,… Do vậy, khi có căn cứ phát sinh không có cơ sở pháp lý để giải quyết.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hợp đồng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.