Tư vấn khởi kiện hợp đồng sang nhượng doanh nghiệp vì gian lận nợ thuế?

Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này

Hỏi: Thưa Luật sư, Đầu năm 2015 em có làm hợp đồng sang nhượng tiệm spa của bạn (trị giá: 155 triệu). Hợp đồng được kí giữa 2 bên mà không qua công chứng. Em yêu cầu bạn em sang tên chuyển nhượng doanh nghiệp (là CT TNHH 1TV) thì phát hiện ra là trong quá trình từ lúc thành lập cho tới lúc chuyển nhượng (tức là 2013 - cuối 2014) là còn nợ thuế : 4 000.000 đồng.Nay Em muốn làm đơn khiếu nại yêu cầu hoàn trả tiền lại cho e được không ? Thời gian e sang tiệm là tháng 2/2015 tới thời điểm hiện tại. (Đỗ Nga - Bắc Ninh)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Hà Thị Phương - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên có quyền chuyển nhượng công ty cho một tổ chức hay một cá nhân, xuất phát từ quyền của chủ sở hữu công ty theo Điều 75 Luật doanh nghiệp năm 2014. Khi đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên phải căn cứ vào các yêu cầu quy định tại Điều 43 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp:
"Điều 43. Đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên
Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ cho một cá nhân hoặc một tổ chức thì người nhận chuyển nhượng phải đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty. Hồ sơ đăng ký thay đổi bao gồm:
1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do chủ sở hữu hoặc đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu cũ và chủ sở hữu mới hoặc đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu mới ký.
2. Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định này của người nhận chuyển nhượng trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là cá nhân hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là tổ chức; bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền.
3. Điều lệ sửa đổi, bổ sung của công ty;
4. Hợp đồng chuyển nhượng vốn và các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng vốn.
Khi nhận hồ sơ đăng ký thay đổi của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty."

Tuy nhiên, như bạn đã đề cập: "Hợp đồng được kí giữa 2 bên mà không qua công chứng. Em yêu cầu bạn em sang tên chuyển nhượng doanh nghiệp (là cty tnhh 1thanh viên) thì phát hiện ra là trong quá trình từ lúc thành lập cho tới lúc chuyển nhượng ( tức là 2013 - cuối 2014 ) là còn nợ thuế : 4000000". Có thể hiểu trong quá trình hoàn thiện việc chuyển nhượng quyền sở hữu công ty, bạn của bạn đã không trung thực thông báo tình trạng của công ty cho bạn biết và cố tình xác lập hợp đồng với bạn để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Như vậy, hợp đồng giữa hai bạn là hợp đồng giả tạo theo quy định tại Điều 129 Bộ luật dân sự năm 2005 sẽ bị tuyên bố vô hiệu:
" Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này.

Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu."

Vì hợp đồng của bạn bị tuyên bố vô hiệu, nên hậu quả pháp lý tuân theo quy định tại Điều 137 Bộ luật dân sự năm 2005:

"Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

Như vậy, vì lý do trốn tránh nghĩa vụ với bên thứ ba dẫn đến hợp đồng vô hiệu, do đó bạn hoàn toàn có quyền gửi đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền, yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu, hai bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về doanh nghiệp và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn góp cho tổ chức, cá nhân( điều 75 Luật doanh nghiệp năm 2014).

Để thực hiện việc chuyển nhượng (bán) công ty thì bên chuyển nhượng (tức là bên bán công ty) và bên nhận chuyển nhượng (tức là bên mua lại công ty) phải thực hiện lập hợp đồng chuyển nhượng theo quy định của pháp luật với các điểu khoản liên quan.

Việc đầu tiên phải thực hiện đế chuyển nhượng ( bán) công ty TNHH một thành viên là chủ sở hữu công ty phải nộp đầy đủ tiền góp vốn vào tài khoản của công ty và có xác nhận số dư tài khoản của ngân hàng. Đồng thời gửi hồ sơ đăng kí kinh doanh đến cơ quan đăng kí kinh doanh

Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm:

- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

- Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc bán công ty TNHH.

- Hợp đồng mua lại công ty bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Tên ,địa chỉ, trụ sở của công ty bị mua lại; thủ tục và điều kiện mua lại công ty; phương án sử dụng lao động; thủ tục,điều kiện và thời hạn chuyển giao tài sản, chuyển vốn, cỏ phần, trái phiếu của công ty bị mua lại; thời hạn thực hiện việc mua lại; trách nhiệm của các bên.

- Điều lệ của công ty bị mua lại

- Giấy xác nhận số dư tài khoản nói trên.

- Hợp đồng chuyển nhượng vốn, các giấy tờ chứng minh hoàn tất chuyển nhượng vốn.

- Bản sao hoặc bản gốc Đăng ký kinh doanh.

- Bản sao CMT hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật

Sau khi quá trình chuyển nhượng hoàn thành thì bên nhận chuyển nhượng kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ cũng như các lợi ích có liên quan của bên chuyển nhượng

Trong bài viết của bạn, bạn có nói khi bạn thực hiện hợp đồng chuyển nhượng spa với bên bán thì bên bán không cung cấp thông tin cho bạn về việc còn nợ số tiền thuế là 4.000.000 và đến khi đăng kí kinh doanh bạn mới phát hiện spa còn nợ thuế. Mặc dù bên bán không cung cấp đầy đủ thông tin về spa cho bạn. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật thì việc chuyển nhượng công ty TTHH 1 thành viên chỉ hoàn thành khi hoàn tất thủ tục đăng kí kinh doanh. Bạn đã biết công ty còn nợ thuế bạn không rút hồ sơ đăng kí kinh doanh mà vẫn thực hiện việc đăng kí kinh doanh. Khi bạn chấp nhận đăng kí kinh doanh cũng phải chấp nhận có trách nhiệm về nghĩa vụ trả nợ của công ty. Bởi vì khi đó bạn hoàn toàn có thể tạm hoãn việc đăng kí kinh doanh và thỏa thuận thêm phụ lục của hợp đồng với bên bán đó là bên bán có trách nhiệm trả hết số tiền thuế còn nợ trước khi chuyển nhượng doanh nghiệp cho công ty hoặc hủy hợp đồng vì bên bán vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin về tài sản được giao bán ( điều 442 Bộ luật dân sự) . Do đó bạn không thể đòi lại số tiền thuế đã nộp từ bên bán.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.